Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết trình bày thành quả chính là sơ bộ chọn được gần 100 loài cây kể cả 30 loài cây nhập nội, bước đầu đáp ứng mục tiêu trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ (theo Quyết định số 680/1986 của Bộ Lâm nghiệp cũ). Tiếp theo đã chọn được 50-52 loài cây bản địa cho trồng rừng sản xuất cung cấp gỗ lớn, gỗ nhỏ và lâm sản ngoài gỗ (theo Quyết định số 16/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) bao gồm cả cây lá rộng, lá kim, tre mây và cây thân thảo. | Tạp chí KHLN 2013 Nguyễn Xuân Quát et al., 2013(3) THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRỒNG RỪNG CÂY BẢN ĐỊA Ở VIỆT NAM Nguyễn Xuân Quát1, Lê Minh Cường2 1 Hội Khoa học Lâm nghiệp 2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Qua hơn 40 năm nghiên cứu và sử dụng cây bản địa để trồng rừng trên các vùng đã thu được nhiều kết quả nhưng cũng còn không ít hạn chế. Thành quả chính là sơ bộ chọn được gần 100 loài cây kể cả 30 loài cây nhập nội, bước đầu đáp ứng mục tiêu trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ (theo Quyết định số 680/1986 của Bộ Lâm nghiệp cũ). Tiếp theo đã chọn được 50-52 loài cây bản địa cho trồng rừng sản xuất cung cấp gỗ lớn, gỗ nhỏ và lâm sản ngoài gỗ (theo Quyết định số 16/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) bao gồm cả cây lá rộng, lá kim, tre mây và cây thân thảo. Theo đó có 28 loài (11 loài gỗ lớn) đã được nghiên cứu tương đối có hệ thống và 50 loài đã được đưa vào sản xuất với quy mô khác nhau. Gần 22 loài cây gỗ lớn được trồng trên diện tích hàng trăm đến hàng ngàn hecta nhưng cũng chỉ mới có 18 loài có tiêu chuẩn ngành về quy trình hay quy phạm kỹ thuật trồng rừng. Như vậy, chúng ta đã có một tập đoàn cây bản địa để trồng rừng rất phong phú về số lượng loài, rất đa dạng về chủng loại và sản phẩm, thành quả đó là vô cùng quan trọng. Từ khóa: Cây bản địa, thực trạng trồng rừng Hạn chế chính là tập đoàn cây trồng rừng còn quá nhiều chủng loài, dàn rộng và thiếu tập trung cho những cây mũi nhọn. Phần lớn các loài được xác định chủ yếu dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm và định tính còn thiếu những kết quả nghiên cứu theo chiều sâu, thiếu những nghiên cứu có cơ sở làm căn cứ vững chắc để xây dựng kỹ thuật một cách hệ thống và khép kín. Đáng chú ý là chưa có các khảo nghiệm mở rộng hay sản xuất thực nghiệm trên nhiều vùng, nhiều lập địa cũng như chuyển giao tiến bộ kỹ thuật một cách kịp thời và cuối cùng là chưa tập trung ưu tiên cho một số loài cây chủ lực có tính mũi nhọn cho sản phẩm có giá trị cao, nhất là đối với xuất khẩu. Để khắc phục các hạn .