Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài được thực hiện với mục tiêu nhằm đánh giá được thực trạng về kiểm soát nội bộ hoạt động TD tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (NHTMCPVN), từ đó khuyến nghị giải pháp hoàn thiện việc thiết lập kiểm soát nội bộ hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất. | ` BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------- TÓM TẮT LUẬN ÁN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 NCS: TRƯƠNG NGUYỄN TƯỜNG VY Người hướng dẫn khoa học: PGS.,TS.TRẦN HOÀNG NGÂN TS.VŨ VĂN THỰC TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 12 NĂM 2018 , 1 TÓM TẮT Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (NH) nhận định hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu là một thành phần quan trọng trong quản trị hoạt động của NH và là nền tảng cho hoạt động NH được an toàn và lành mạnh. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng (NH), hoạt động tín dụng (TD) được xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất, đem lại nguồn thu và lợi nhuận cao cho ngân hàng (NH). Tuy nhiên, rủi ro tín dụng (RRTD) cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến NH và được cho là rủi ro lớn nhất trong hoạt động của NH. Vì vậy, việc thiết lập KSNB hoạt động TD là một trong những giải pháp nhằm hạn chế ngay từ đầu các RRTD có thể phát sinh, đảm bảo cho hoạt động TD được an toàn, lành mạnh và hiệu quả. Nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, trên cơ sở nền tảng tiếp cận báo cáo Basel 1998 cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật về KSNB của báo cáo COSO 2013, tác giả thiết lập KSNB hoạt động TD qua năm bộ phận cấu thành KSNB hoạt động TD là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro tín dụng, hoạt động kiểm soát tín dụng, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát tín dụng theo các nguyên tắc thiết lập KSNB được đề nghị bởi báo cáo báo cáo Basel cùng với kế thừa những điểm mới được cập nhật về KSNB của báo cáo COSO 2013 nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý hoạt động TD hiệu quả. Bên cạnh đó, trên cơ sở tiếp cận lý thuyết hành vi có kế hoạch và lý thuyết động lực, tác giả nghiên cứu đề xuất các hình thức tạo động lực khác ngoài hai hình thức khen thưởng và kỷ luật được đề nghị bởi báo cáo Basel cùng với kế thừa những điểm