Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết trình bày kết quả đánh giá các dòng cà phê vối chín muộn cho thấy các dòng này sinh trưởng phát triển tốt, giai đoạn kinh doanh cho năng suất cao và ổn định, trung bình từ 4,97-5,48 tấn nhân/ha, cao hơn có ý nghĩa so với dòng đối chứng TR6; khối lượng 100 nhân (18,6 - 23,0g), tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt (92,6 - 97,4%), kháng cao với bệnh gỉ sắt. Việc tưới muộn 25 ngày và chu kỳ tưới 35 ngày cho các dòng cà phê vối chín muộn không những không ảnh hưởng đến năng suất mà còn tiết kiệm được một đợt tưới trong mùa khô, từ đó sẽ giảm chi phí đầu tư cho sản xuất, tiết kiệm nguồn nước và bảo vệ môi trường. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TƯỚI NƯỚC TRÊN MỘT SỐ GIỐNG CÀ PHÊ VỐI CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TÂY NGUYÊN Nguyễn Thị Thanh Mai, Đinh Thị Tiếu Oanh, Chế Thị Đa, Nguyễn Đình Thoảng, Vũ Thị Danh, Nông Khánh Nương, Lại Thị Phúc, Lê Văn Bốn, Lê Văn Phi, Hạ Thục Huyền, Nguyễn Phương Thu Hương Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên TÓM TẮT Kết quả đánh giá các dòng cà phê vối chín muộn cho thấy các dòng này sinh trưởng phát triển tốt, giai đoạn kinh doanh cho năng suất cao và ổn định, trung bình từ 4,97 - 5,48 tấn nhân/ha, cao hơn có ý nghĩa so với dòng đối chứng TR6; khối lượng 100 nhân (18,6 - 23,0g), tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt (92,6 - 97,4%), kháng cao với bệnh gỉ sắt. Việc tưới muộn 25 ngày và chu kỳ tưới 35 ngày cho các dòng cà phê vối chín muộn không những không ảnh hưởng đến năng suất mà còn tiết kiệm được một đợt tưới trong mùa khô, từ đó sẽ giảm chi phí đầu tư cho sản xuất, tiết kiệm nguồn nước và bảo vệ môi trường. Các mô hình sử dụng các giống cà phê vối chín muộn đều sinh trưởng phát triển tốt, sau 30 tháng trồng cho năng suất cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng, đặc biệt đối với mô hình ở Đắk Lắk (năng suất >4 tấn nhân/ha). Từ khóa: Dòng vô tính, chín muộn, cà phê vối, Tây Nguyên. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mặc dù, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu thế giới nhưng giá trị xuất khẩu lại không đi cùng với thứ hạng của nó do chất lượng cà phê của Việt Nam còn thấp. Trong bối cảnh hiện nay, để tăng tính cạnh tranh ngành cà phê Việt Nam thì cần phải tập trung nghiên cứu các vật liệu giống cà phê vối chất lượng cao nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của mặt hàng này trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt nước tưới do suy giảm nguồn nước ngầm, khô hạn kéo dài,. có xu hướng gia tăng. Giống và các biện pháp canh tác thích hợp để canh tác cà phê bền vững là yêu cầu cấp bách để giảm bớt mức độ khai thác nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt như hiện nay. Xuất phát từ tình hình thực