Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cây dược liệu tại Tây nguyên đang bắt đầu được đưa vào trồng trọt. Để phát triển nguồn dược liệu theo hướng hàng hóa, điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp là nhiệm vụ quan trọng. Nghiên cứu sử dụng công cụ thu thập số liệu thứ cấp, phỏng vấn người dân, phương pháp chuyên gia. | Hiện trạng và giải pháp phát triển dược liệu tại Tây Nguyên Vietnam J. Agri. Sci. 2019, Vol. 17, No. 5: 406-414 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2019, 17(5): 406-414 www.vnua.edu.vn HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU TẠI TÂY NGUYÊN Ninh Thị Phíp1*, Nguyễn Bá Hoạt2, Trần Đức Viên1, Nguyễn Đức Huy1, Trần Văn Quang1, Bùi Thế Khuynh1, Vũ Quỳnh Hoa1, Nguyễn Thị Thanh Hải1, Bùi Ngọc Tấn1, Vũ Thanh Hải1, Nguyễn Đức Khánh1, Lê Huỳnh Thanh Phương1 1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 Trung tâm chuyên gia, Học viện Nông nghiệp Việt Nam * Tác giả liên hệ: ntphip@vnua.edu.vn Ngày nhận bài: 27.02.2019 Ngày chấp nhận đăng: 03.09.2019 TÓM TẮT Cây dược liệu tại Tây nguyên đang bắt đầu được đưa vào trồng trọt. Để phát triển nguồn dược liệu theo hướng hàng hóa, điều tra đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp là nhiệm vụ quan trọng. Nghiên cứu sử dụng công cụ thu thập số liệu thứ cấp, phỏng vấn người dân, phương pháp chuyên gia. Mỗi tỉnh điều tra 2 huyện, mỗi huyện điều tra hai xã, kết hợp với khảo sát thực địa. Kết quả điều tra chỉ ra để phát triển dược liệu bền vững cần có những nghiên cứu về giống, qui hoạch vùng trồng, kỹ thuật canh tác phù hợp, qui trình sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm hàng hóa; có chính sách khuyến khích nông dân, doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị dược liệu. Phát triển các cây dược liệu bản địa của Tây Nguyên như Sâm Ngọc linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv), Đẳng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thoms), Ngũ vị tử (Schisandra sphenanthera Redh & Wils) và Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Thunb. Makino). Bên cạnh đó, nên phát triển các vùng trồng các loại cây dược liệu ôn đới như Actiso (Cynara scolymus L.) đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba Kitagawa). Đồng thời mở rộng diện tích các cây thích ứng với trồng xen như Nghệ (Curcuma longa L.), Gừng (Zingiber officinale Rosc). Ở vùng đất giữa Tây Nguyên nên phát triển các cây có giá trị hàng hóa như Trinh