Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết trình bày giống lúa thuần PB10 được lai tạo từ tổ hợp lai N46 và BT13, qua chọn lọc phả hệ từ năm 2008 đến 2010. Đây là giống lúa có các đặc điểm tốt: thời gian sinh trưởng ngắn, thấp cây, năng suất cao, chất lượng tốt. PB10 có khả năng chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng như: Đục thân, rầy nâu, đạo ôn, bạc lá. Đặc biệt từ kết quả thí nghiệm trong các năm 2011-2015 cho thấy, giống lúa PB10 cho năng suất cao và ổn định trong điều kiện sinh thái vùng Trung du miền núi phía Bắc. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA THUẦN PB10 Lưu Ngọc Quyến, Lê Quốc Doanh, Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Văn Niên, Nguyễn Văn Toàn, Bùi Thị Chuyên, Nguyễn Thị Nhài, Nguyễn Thị Vân, Doãn Hương Giang, Lưu Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Chinh, Lê Khải Hoàn Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc TÓM TẮT Giống lúa thuần PB10 được lai tạo từ tổ hợp lai N46 và BT13, qua chọn lọc phả hệ từ năm 2008 đến 2010. Đây là giống lúa có các đặc điểm tốt: thời gian sinh trưởng ngắn, thấp cây, năng suất cao, chất lượng tốt. PB10 có khả năng chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng như: đục thân, rầy nâu, đạo ôn, bạc lá. Đặc biệt từ kết quả thí nghiệm trong các năm 2011-2015 cho thấy, giống lúa PB10 cho năng suất cao và ổn định trong điều kiện sinh thái vùng Trung du miền núi phía Bắc. Qua kết quả khảo nghiệm VCU năm 2013-2014, PB10 đã được đánh giá là giống lúa có triển vọng, có đặc điểm nông sinh học tốt, thời gian sinh trưởng ngắn (100 ngày vụ Xuân và 122 ngày vụ Mùa), năng suất thực thu cao, trung bình đạt 69 tạ/ha trong vụ Xuân và 65 tạ/ha trong vụ Mùa. Từ khóa: phả hệ, thời gian sinh trưởng, bệnh hại, vùng miền núi phía Bắc, sâu hại, giống, năng suất. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Miền núi phía Bắc là vùng khó khăn nhất của Việt Nam, phát triển kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, trong đó cây lúa đóng vai trò chính. Trong những năm gần đây, năng suất và sản lượng lúa toàn vùng đã tăng lên đáng kể nhờ sự phát triển của các giống lúa lai được đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, qua một số năm gieo cấy lúa lai cũng bộc lộ những hạn chế nhất định trong sản xuất nông nghiệp của các tỉnh miền núi phía Bắc (MNPB): Đòi hỏi đầu tư cao, chất lượng gạo thấp, không chủ động giống, giá giống cao, chưa phù hợp với tập quán để giống hàng vụ của nông dân miền núi. Trong khi đó giống lúa thuần lại giải quyết được khá triệt để những hạn chế của giống lúa lai, như người dân có thể tự duy trì nguồn giống từ