Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Xây dựng được một giáo án hoàn chỉnh, chi tiết sẽ giúp các thầy cô tránh được tình trạng bỏ sót những nội dung kiến thức quan trọng, đồng thời, có thể tự tin hơn trong quá trình giảng bài, vì vậy, giáo án Vật lý lớp 12 sau đây sẽ là một tài liệu hữu ích để các thầy cô tiết kiệm được thời gian soạn giáo án mà vẫn có được giáo án hay để hỗ trợ cho việc giảng dạy. Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo. | Giáo án Vật lý 12 ( Cả năm, theo phương pháp mới) www.thuvienhoclieu.com Chương I: DAO ĐỘNG CƠ Tiết 1,2: DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được thế nào là: Dao động, dao động tuần hoàn, chu kì dao động, tần số dao động và dao động điều hòa. - Học sinh biết dạng phương trình dao động, xác định được các đại lượng đặc trưng của vật dao động điều hòa. Viết được phương trinhg vận tốc, gia tốc và hiểu được đặc điểm vận tốc gia tốc của vật DĐĐH. - Vẽ được đồ thị của vật dao dộng điều hòa. Từ đồ thị xác định được PT vật dao động 2. Kĩ năng: - Viết được phương trình của dao động điều hoà và giải thích được các đại lượng trong phương trình. - Tính được vận tốc và gia tốc vật dđđh - Vẽ được đồ thị của vật dao dộng điều hòa. Từ đồ thị xác định được PT vật dao động 3. Thái độ: Nghiêm túc, hứng thú trong học tập. 4. Năng lực hướng tới a, Phẩm chất năng lực chung Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán. b, Năng lực chuyên biệt môn học Học sinh hiểu được phương trình li độ, vận tốc, gia tốc vật dđđh. Đặc điểm tính chất của chúng. Xác định được các dại lượng đặc trưng vật dao động điều hoa: Biên độ, chu kì tàn số, tần số góc. pha ban đầu, lí độ, vận tốc và gia tốc II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT 1. Phương pháp PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập 2. Kĩ thuật dạy học Kĩ thật dặt câu hỏi, kĩ thuật XYZ III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hình vẽ mô tả dao động của hình chiếu P của điểm M trên đường kính P1P2 và thí nghiệm minh hoạ. 2. Học sinh: Ôn lại chuyển động tròn đều. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở và sách của học sinh - Giới thiệu chương I 3. Bài mới: Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động .