Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá độ chính xác trong dự đoán công suất kính nội nhãn của hai thiết bị đo sinh trắc bằng quang học

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đánh giá độ chính xác trong dự đoán công suất kính nội nhãn của thiết bị đo sinh trắc sử dụng phương pháp đo phản xạ quang học kết hợp sóng ngắn (máy Lenstar LS900) và thiết bị đo sinh trắc sử dụng phương pháp đo giao thoa kết hợp từng phần (máy IOL Master). | Đánh giá độ chính xác trong dự đoán công suất kính nội nhãn của hai thiết bị đo sinh trắc bằng quang học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC TRONG DỰ ĐOÁN CÔNG SUẤT KÍNH NỘI NHÃN CỦA HAI THIẾT BỊ ĐO SINH TRẮC BẰNG QUANG HỌC Nguyễn Thị Thủy Tiên*, TrầnAnh Tuấn** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá độ chính xác trong dự đoán công suất kính nội nhãn của thiết bị đo sinh trắc sử dụng phương pháp đo phản xạ quang học kết hợp sóng ngắn (máy Lenstar LS900) và thiết bị đo sinh trắc sử dụng phương pháp đo giao thoa kết hợp từng phần (máy IOL Master). Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, trên 132 mắt của 94 bệnh nhân, được chia thành hai nhóm. Các thông số sinh trắc (chiều dài trục nhãn cầu, công suất giác mạc, độ sâu tiền phòng) được ghi nhận bằng cả máy Lenstar LS900 và máy IOL Master. Công suất kính nội nhãn được tính theo 5 công thức SRK II, SRK/T, Hoffer Q, Holladay 1, Haigis. Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật nhũ tương hóa thủy tinh thể bởi cùng 1 phẫu thuật viên. Sau mổ 3 tháng, sai biệt đại số và sai biệt tuyệt đối trung bình của khúc xạ dự đoán được tính và so sánh giữa hai thiết bị đo sinh trắc sử dụng hai phương pháp khác nhau. Kết quả: Mỗi nhóm có 66 mắt. Chiều dài trục nhãn cầu đo bởi hai máy tương tự nhau (p > 0,05). Công suất giác mạc và độ sâu tiền phòng đo bởi máy Lenstardẹt hơn và sâu hơn so với máy IOL Master, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sai biệt đại số và tuyệt đối trung bình của khúc xạ dự đoán ở nhóm Lenstar lần lượt là -0,14 ± 0,34D; 0,29 ± 0,22D; ở nhóm IOL Master lần lượt là -0,10 ± 0,41D; 0,31 ± 0,27D.Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hai sai biệt này giữa hai nhóm. Tỷ lệ sai biệt tuyệt đối < 0,5D chiếm 86,3% ở nhóm Lenstar và 75,8% ở nhóm IOL Master. Các công thức tính công suất kính nội nhãn không khác biệt về sai biệt khúc xạ dự đoán. Kết luận: Thiết bị đo sinh trắc sử dụng phương pháp đo phản xạ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.