Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy môn toán nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn toán học, đào tạo những con người yêu lao động, có vốn kiến thức hiểu biết sâu sắc về những thành tựu khoa học mới nhất, tiên tiến nhất trên thế giới để hoà nhập với quốc tế trong xu hướng hiện nay. | Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy toán học cho học sinh lớp 8: Từ định lý Ta lét đến chứng minh các đường thẳng đồng quy Phát triển tư duy cho học sinh từ định lý TaLét.(BD HS giỏi lớp 8) Ngô Thị Loan Giáo viên trường THCS Thọ Hải, Thọ Xuân A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI NÓI ĐẦU. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã nhận định: “Cùng với khoa học và công nghệ cần phải đưa giáo dục và đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu”; “Giáo dục phải đào tạo những con người có trình độ cao về tri thức, phát triển cao về trí tuệ, thích ứng nhanh với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội”. Để đáp ứng kịp thời sự phát triển ấy, giáo dục không chỉ cần đổi mới về nội dung mà còn cần phải đổi mới và hiện đại hoá cả về phương pháp dạy học và phương tiện dạy học; giáo dục phải tiếp thu bằng nhiều cách khác nhau và bằng chính thái độ chủ động, tích cực sáng tạo của người học. Trong “Đổi mới giáo dục”, điều rất quan trọng là sự đổi mới về phương pháp. Giáo dục phải chuyển từ “Cung cấp kiến thức” sang “Luyện cách tự mình tìm ra kiến thức”. Vì vậy, giáo dục phải đề cao việc rèn óc thông minh sáng tạo, giảm sự “nhồi nhét”, “ghi nhớ”. Giáo viên phải từ vị trí truyền thụ kiến thức chuyển sang vị trí người hướng dẫn học trò tự tìm lấy kiến thức; còn học trò, từ vị trí thụ động tiếp thu kiến thức, trở thành người chủ động tìm học, tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức. Dạy kiến thức phải phát huy lòng say mê ham thích học tập của người học. Xét cho cùng, giáo dục là quá trình cung cấp kiến thức, hướng dẫn người học tìm kiến thức mới để làm cơ sở cho sự phát triển năng lực tư duy và hành động. Đổi mới phương pháp dạy học (nói chung) phải phát huy tính tích cực trong dạy học, tích cực hoá hoạt động của người học. Quá trình giáo dục là một quá trình nhận biết thuyết phục vận dụng để tiếp thu những kiến thức mới từ .