Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng gây ra nhiều thách thức trong quản lí và khai thác tài nguyên nước dưới. Quảng Trị có vùng ven biển với vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và việc đánh giá tài nguyên một cách toàn diện nhằm tổ chức khai thác bền vững trong bối cảnh mực nước biển dâng được đặt ra là cấp thiết. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 160-170 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0020 KHAI THÁC BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG VEN BIỂN QUẢNG TRỊ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG Nguyễn Sơn1 và Tống Phúc Tuấn2 1 Phòng Tài nguyên nước dưới đất, Viện Địa Lí, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Phòng Địa mạo - Địa động lực Viện Địa Lí, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tóm tắt: Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng gây ra nhiều thách thức trong quản lí và khai thác tài nguyên nước dưới. Quảng Trị có vùng ven biển với vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và việc đánh giá tài nguyên một cách toàn diện nhằm tổ chức khai thác bền vững trong bối cảnh mực nước biển dâng được đặt ra là cấp thiết. Sử dụng mô hình Visual ModFlow xác định được lưu lượng khai thác nước bền vững của vùng nghiên cứu là 77600 m3/ngày đêm, tại 2 cụm giếng khai thác và xác định mực nước hạ thấp ở từng giếng khoan sau mỗi 3 năm khai thác trong chu kì 27 năm. Lần đầu tiên đề tài đã tính đến ảnh hưởng của biến đổi khi hậu đến khả năng khai thác bền vững tài nguyên nước dưới đất. Từ khóa: Trữ lượng khai thác (Qkt), nước dưới đất, địa chất thủy văn. 1. Mở đầu Vùng ven biển Quảng Trị gồm 4 huyện ven biển (Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng) và thành phố Quảng Trị, được giới hạn về phía Đông bởi Biển Đông, phía Tây là vùng gò đồi, phía Nam là tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Bắc là tỉnh Quảng Bình (Hình 1). Đây là trục động lực phát triển kinh tế - chính trị - xã hội quan trọng của tỉnh, nơi tập trung các đô thị, khu dân cư, cơ sở sản xuất, hạ tầng dịch vụ biển [1], nhưng cũng là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng [2]. Nghiên cứu nước dưới đất (NDĐ) vùng ven biển Quảng Trị đã có gồm: Tìm kiếm NDĐ Tây Đông Hà, chủ biên Lê Quang Mạnh, 1990. Thăm dò NDĐ vùng Gio Linh, chủ biên Nguyễn Trường Giang, 1995. Đặc điểm địa chất thuỷ