Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong những năm qua sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên có những thay đổi cả về diện tích, năng suất, chất lượng và cơ cấu giống. Nghiên cứu này cập nhật những thông tin về thực trạng sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên và đưa ra kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cây chè của nông hộ bằng các phương pháp phân tích tài chính. | Bùi Thị Minh Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 21 - 25 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CHÈ CỦA NÔNG HỘ TỈNH THÁI NGUYÊN Bùi Thị Minh Hà1*, Nguyễn Hữu Thọ1, Lê Thị Hoa Sen2 1 Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, 2 Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Huế TÓM TẮT Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, có điều kiện thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho việc phát triển cây chè và sản phẩm từ cây chè đã thực sự trở thành sản phẩm mang tính đặc thù của quê hương. Cây chè được trồng ở tất cả các huyện, thành trong tỉnh và chủ yếu sản xuất ở qui mô nông hộ. Trong những năm qua sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên có những thay đổi cả về diện tích, năng suất, chất lượng và cơ cấu giống. Nghiên cứu này cập nhật những thông tin về thực trạng sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên và đưa ra kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cây chè của nông hộ bằng các phương pháp phân tích tài chính. Từ khoá: Thực trạng sản xuất, nông hộ, hiệu quả kinh tế, cây chè, Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ* Để phát triển sản xuất chè, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và thực hiện nhiều đề án: Đề án “Phát triển sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010” ; Đề án “Nâng cao năng lực sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015”; Đề án “Chế biến, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè giai đoạn 2016-2020”; Đề án “Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020” [4]. Đến nay diện tích, năng suất và sản lượng chè đã tăng lên đáng kể. Sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên chủ yếu qui mô nông hộ với hơn 66 nghìn hộ sản xuất. Trong sản xuất mục tiêu của các nông hộ là tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí sản xuất. Thông thường người sản xuất luôn mong muốn tăng thêm sản lượng sản phẩm đầu ra trong điều kiện nguồn lực sản xuất tiết kiệm nhất. Như vậy tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế của các nông hộ sản xuất là sự tối đa