Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết đề cập đến nguyên tắc, quy trình xây dựng bài toán nhận thức (BTNT), phân tích NLGQVĐ được phát triển thông qua các BTNT cụ thể phần Hóa học phi kim lớp 10 để từ đó xây dựng thang đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thông qua bài toán nhận thức. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 45-58 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0150 XÂY DỰNG BÀI TOÁN NHẬN THỨC PHẦN HÓA HỌC PHI KIM LỚP 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1 Đặng Trần Xuân, 2 Đặng Thị Oanh 1 Sở 2 Khoa Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ), là một trong những năng lực cốt lõi quan trọng của học sinh phổ thông. Có thể sử dụng nhiều biện pháp và PPDH tích cực khác nhau trong dạy học nói chung và dạy học môn Hóa học nói riêng để góp phẩn phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh. Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến nguyên tắc, quy trình xây dựng bài toán nhận thức (BTNT); Phân tích NLGQVĐ được phát triển thông qua các BTNT cụ thể phần Hóa học phi kim lớp 10 để từ đó xây dựng thang đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thông qua bài toán nhận thức. Từ khóa:Năng lực; Năng lực giải quyết vấn đề; Bài toán nhận thức; Thang đánh giá năng lực giải quyết vấn đề. 1. Mở đầu Trong dự thảo “Chương trình tổng thể” (4-2017) của Bộ GD và ĐT đã đề xuất các năng lực chung mà học sinh (HS) phổ thông cần được hình thành và phát triển đó là: “Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo” [1]. Trong dạy học nói chung và dạy học môn Hóa học nói riêng, GV có thể sử dụng các biện pháp và PPDH tích cực khác nhau để góp phần phát triển năng lực cho HS. Bài toán nhận thức (BTNT) trong dạy học Hóa học có những đặc điểm phù hợp, góp phần phát triển năng lực cho HS, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ). Một số nghiên cứu về phát triển năng lực GQVĐ thông qua dạy học ở trường phổ thông như: đề xuất cấu trúc năng lực GQVĐ của HS phổ thông [7]; xây dựng công cụ đánh giá năng lực GQVĐ của HS phổ thông [8]; Phát triển năng lực GQVĐ thông qua dạy học Hóa học có thể sử dụng những biện pháp khác nhau [10] như: thông qua chủ đề