Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bố cục của luận án bao gồm phần mở đầu, kết luận và bốn chương nội dung cùng với phụ lục và tài liệu tham khảo. Chương 1: Trình bày một cái nhìn thống nhất về bài toán phát hiện mẫu chất liệu. Chương 2: Trình bày về đặc trưng bất biến địa phương và đề xuất sử dụng đặc trưng bất biến địa phương cho việc tìm trực tiếp mẫu chất liệu xuất hiện trong ảnh dựa vào cấu trúc tương quan hình học của các đặc trưng trong mẫu chất liệu. Chương 3: Luận án trình bày về khái niệm nhiễu, sự hình thành của nhiễu trong quá trình thu nhận ảnh. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ---------------------------------------- LÊ THỊ KIM NGA NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN MẪU CHẤT LIỆU TRONG ẢNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ---------------------------------------- LÊ THỊ KIM NGA NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN MẪU CHẤT LIỆU TRONG ẢNH Chuyên ngành: Khoa học máy tính Mã số: 62 48 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐỖ NĂNG TOÀN 2. PGS.TS. ĐINH MẠNH TƯỜNG HÀ NỘI - 2014 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả được viết chung với các tác giả khác đều được sự đồng ý của đồng tác giả trước khi đưa vào luận án. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong các công trình nào khác. Tác giả Lê Thị Kim Nga 1 Lời cảm ơn Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Công Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội và Viện Công nghệ thông tin - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Năng Toàn và PGS.TS. Đinh Mạnh Tường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đỗ Năng Toàn và PGS.TS. Đinh Mạnh Tường, các Thầy đã có những định hướng giúp tôi thành công trong công việc nghiên cứu của mình. Thầy cũng động viên chỉ bảo cho tôi vượt qua những khó khăn và cho tôi nhiều kiến thức quý báu về nghiên cứu khoa học. Nhờ sự chỉ bảo của Thầy, tôi mới có thể hoàn thành luận án. Tôi vô cùng cảm ơn PGS.TS. Hoàng Xuân Huấn và GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy, các Thầy đã nhiệt tình giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hiệu chỉnh luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đỗ Trung Tuấn, PGS. TS. Bùi Thế Duy, PGS.TS. Trịnh Nhật Tiến, TS. Nguyễn Văn Vinh và TS. Nguyễn Ngọc Hóa, các Thầy đã giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn thiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, các anh chị em cán bộ trong phòng Công