Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài được thực hiện với mục đích nghiên cứu tìm ra các thuật toán mới kết hợp với dữ liệu trong bản đồ số để nâng cao chất lượng định vị và dẫn đường của hệ tích hợp INS/GPS thương mại. Đưa ra một cấu trúc mới về cảm biến đo vận tốc góc kiểu Tuning Fork (TFG) dựa trên công nghệ MEMS. TFG có cấu trúc treo kiểu vi sai, hoạt động dựa trên hiệu ứng điện dung. Nguyên lý hoạt động của cấu trúc này được so sánh có sự tương đồng với nguyên lý hoạt động của một mạch khuếch đại vi sai điện tử dùng hai Transistor và một nguồn dòng không đổi. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Nguyễn Văn Thắng THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG TÍCH HỢP INS/GPS TRÊN CƠ SỞ LINH KIỆN VI CƠ ĐIỆN TỬ DÙNG CHO CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG Hà Nội – 2017 -i- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Nguyễn Văn Thắng THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG TÍCH HỢP INS/GPS TRÊN CƠ SỞ LINH KIỆN VI CƠ ĐIỆN TỬ DÙNG CHO CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Chuyên ngành: Kĩ thuật điện tử Mã số: 62520203 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Chử Đức Trình 2. PGS. TS Trần Đức Tân Hà Nội – 2017 -ii- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án được phản ánh trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Thắng -iii- LỜI CẢM ƠN Luận án Tiến sĩ của tác giả được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Chử Đức Trình và thầy PGS.TS Trần Đức Tân. Bên cạnh những chỉ dẫn, định hướng về mặt khoa học, sự khuyến khích động viên về tinh thần luôn là động lực lớn giúp tác giả thực hiện thành công nghiên cứu của mình. Thông qua luận án này, tác giả xin gửi tới các thầy giáo hướng dẫn lòng biết ơn chân thành và cảm ơn sâu sắc. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các lãnh đạo Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình I đã tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí cho tác giả trong suốt quá trình làm nghiên cứu sinh. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo trong bộ môn “Các hệ Vi cơ điện tử và Vi hệ thống” và Khoa Điện tử viễn thông trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội về sự giúp đỡ, hợp tác nghiên cứu và động viên tinh thần trong những năm qua. Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn tới nhóm nghiên cứu thuộc Viện ITIMS thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, đặc biệt là thầy PGS.TS Vũ Ngọc Hùng về sự hỗ trợ, động viên và hợp tác nghiên .