Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết với mong muốn đưa ra một vài thông tin để các bậc phụ huynh và những người quan tâm có cách nhìn khác để trẻ tự khẳng định những khả năng của mình và chuẩn bị cho những định hướng trong tương lai. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 67-70; 96 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CẢM THỤ ÂM NHẠC CỦA TRẺ Nguyễn Anh Việt - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 01/12/2017; ngày sửa chữa: 02/12/2017; ngày duyệt đăng: 11/12/2017. Abstract: At present, with increasing development of the society, there are many opportunities for children to approach to music. Children have good capacity in perceiving music through pitch, length, volume, melody, rhythm, etc. In addition, according to age and experience, children understand complex elements such as timbre, harmony, instrument, etc. It can be said that sense of music of children is developed since early ages. Therefore, parents should pay attention to and encourage their children to promote the potential and competence. This article provides some knowledge to help parents guide their children to develop the music capacity. Keywords: Music, sense of music, children. 1. Mở đầu Có thể thấy vai trò của âm nhạc đối với đời sống xã hội là thiết yếu và quan trọng đặc biệt đối với trẻ, nó không những chỉ tác động sâu sắc đến thế giới tinh thần mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển trí tuệ ở mỗi em. Khi nghe nhạc, sự chú ý quan sát, lắng nghe, sự nhạy bén về thị giác và thính giác ở trẻ được tăng cường. Tiếp xúc với âm nhạc trẻ còn được rèn luyện một số kĩ năng về giao tiếp, kĩ năng vận động, hợp tác Qua các bài hát, trẻ còn được rèn luyện phát âm một cách chính xác hơn để từ đó mở rộng vốn từ trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Âm nhạc còn giúp cho trí tưởng tượng ở trẻ càng trở nên phong phú đa dạng hơn. Theo một số tài liệu đã chỉ ra rằng những đứa bé khi còn ở trong bụng mẹ đã có biểu hiện đối với âm nhạc và hơn nữa chúng có thể cảm nhận âm nhạc sau khi sinh. Từ khi còn là thai nhi, cơ quan thính giác cũng đã khá nhạy cảm. Những âm thanh từ cơ thể người mẹ như tiếng thở, nhịp đập của tim, tiếng mẹ nói hoặc các âm thanh khác từ bên ngoài đều có thể kích thích các cơ quan đặc biệt là cơ quan thính giác của thai nhi. .