Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức to lớn đối với nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, BĐKH cũng đồng thời mang lại cơ hội để cơ hội để chúng ta thay đổi tư duy phát triển, tìm ra mô hình và phương thức phát triển theo hướng phát thải các-bon thấp, bền vững. Bài viết dưới đây chỉ ra một số vấn đề đặt ra trong công tác chủ động ứng phó với BĐKH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. | NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỄ ĐẶT RA Trương Đức Trí Lê Ngọc Tuấn - Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu giến đổi khí hậu BĐKH là một trong những thách thức to lớn đối vởi nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên BĐKH cũng đồng thời mang lại cơ hội để cơ hội để chúng ta thay đổi tư duy phát triển tìm ra mô hình và phương thức phát triển theo hưông phát thải các-bon thấp bền vững. Dưới đây là một số vấn đề đặt ra trong công tác chủ động ứng phó với BĐKH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. 1. Thực trạng BĐKH và công tác ứng phó Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Theo thống kê tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng gây tổn thất to lớn vể người tài sản tác động xấu đến môi trường. BĐKH đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực diệri tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đặc biệt là một phần đáng kể ở Đồng bằng sông Cửu Long ĐBCSL Đồng bằng sông Hồng và các vùng đất thấp bị ngập mặn do nước biển dâng. BĐKH làm cạn kiệt tài nguyên đặc biệt là tài nguyên nước và suy thoái môi trường. Do đó nguy cơ rủi ro do BĐKH cần được tính đến trong quá trình xây dựng hoàn thiện và thực hiện các chiến lược quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác hiện nay mô hình phát triển của các nước đang phát triển là dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên tận dụng lao động giá rẻ nên gây ô nhiễm môi trường phát triển thiếu bền vững. Vấn đề BĐKH tạo cơ hội để chúng ta thay đổi tư duy tìm mô hình và phương thức phát triển theo hướng bển vững. Bên cạnh đó BĐKH mở ra các cơ hội để thúc đẩy hợp tác toàn cầu thông qua đó các nước đang phát triển có thể tiếp cận các cơ chế mới đang hình thành để tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Nhận thức rõ những nguy cơ thách thức của BĐKH nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách về vấn đề trên. Ngày 2 12 2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu