Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của dao động nội mùa quy mô tựa hai tuần đến trường gió và trường nhiệt độ bề mặt nước biển khu vực biển ven bờ Việt Nam trong mùa hè. Số liệu tái phân tích trên lưới của nhiệt độ nước biển bề mặt (SST) và ứng suất gió bề mặt (WSTR) của hệ thống chuẩn đoán hoàn lưu và khí hậu đại dương (ECCO2), bức xạ sóng dài (Outgoing Longwave Radiation - OLR) và gió mực 850 mb của Trung tâm Quốc gia dự báo môi trường Mỹ (NCEP) được sử dụng trong nghiên cứu này. | BÀI BÁO KHOA HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA DAO ĐỘNG NỘI MÙA QUY MÔ TỰA HAI TUẦN ĐẾN TRƯỜNG GIÓ VÀ TRƯỜNG NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT NƯỚC BIỂN KHU VỰC BIỂN VEN BỜ VIỆT NAM TRONG MÙA HÈ Lê Quốc Huy1, Trần Thục1, Đinh Văn Ưu2, Nguyễn Xuân Hiển1 Tóm tắt: Phương pháp phân tách các thành phần dao động EEMD dựa trên biến đổi HilbertHuang được ứng dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của dao động nội mùa quy mô 10-20 ngày đến trường ứng suất gió và nhiệt độ bề mặt biển. Số liệu tái phân tích trên lưới của nhiệt độ nước biển bề mặt (SST) và ứng suất gió bề mặt (WSTR) của hệ thống chuẩn đoán hoàn lưu và khí hậu đại dương (ECCO2), bức xạ sóng dài (Outgoing Longwave Radiation - OLR) và gió mực 850 mb của Trung tâm Quốc gia dự báo môi trường Mỹ (NCEP) được sử dụng trong nghiên cứu này. Các phân tích cho thấy trong các pha hoạt động và gián đoạn của vùng đối lưu ẩm (pha ướt và khô), Dao động tựa hai tuần (Quasi Biweekly Oscillation - QBWO) gây tác động trái ngược lên biến động nội mùa của các trường SST và WSTR trong Biển Đông. Trong pha khô/ướt, phía Bắc bờ Tây Biển Đông tồn tại dị thường SST âm/dương dưới tác động của trường WSTR hướng Tây Nam/Đông Bắc; ngược lại, ở phía Nam dị thường SST dương/âm tồn tại dưới sự phát triển của dải gió Đông/Tây. Các vùng dị thường SST và WSTR nội mùa có sự dịch chuyển lên phía ĐôngBắc trong chu kỳ hoạt động của QBWO. Từ khóa: Dao động nội mùa, EEMD, QBWO, nhiệt độ bề mặt nước biển, ứng suất gió, Biển Đông. Ban Biên tập nhận bài: 20/5/2017 Ngày phản biện xong: 12/6/2017 1. Mở đầu Dao động nội mùa là các dao động có quy mô từ 10 ngày đến 3 tháng. Dao động này lớn hơn dao động quy mô synốp và nhỏ hơn dao động mùa nên là cầu nối giữa dao động mùa với các hiện tượng thời tiết. Trong khi dao động mùa ảnh hưởng đến trạng thái nền của thời tiết theo các mùa trên quy mô lớn thì dao động nội mùa tác động trực tiếp đến thời tiết ở khu vực hẹp hơn nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nó. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, trong khoảng chu kỳ từ 10 - 90 ngày của dao động nội mùa thì 2 .