Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu nước dâng trong các đợt triều cường tại ven biển Đông Nam Bộ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong nghiên cứu này, nước dâng trong các đợt triều cường tại ven biển Đông Nam Bộ được phân tích theo số liệu quan trắc mực nước tại trạm hải văn Vũng Tàu trong giai đoạn 1997-2016. Trong đó, nước dâng được xác định bằng cách loại bỏ thủy triều khỏi mực nước quan trắc. Kết quả cho thấy, nước dâng lớn trên 40 cm chủ yếu xuất hiện trong tháng 10 và 11 của năm. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU NƯỚC DÂNG TRONG CÁC ĐỢT TRIỀU CƯỜNG TẠI VEN BIỂN ĐÔNG NAM BỘ Nguyễn Bá Thủy1, Trần Quang Tiến1 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, nước dâng trong các đợt triều cường tại ven biển Đông Nam Bộ được phân tích theo số liệu quan trắc mực nước tại trạm hải văn Vũng Tầu trong giai đoạn 19972016. Trong đó, nước dâng được xác định bằng cách loại bỏ thủy triều khỏi mực nước quan trắc. Kết quả cho thấy, nước dâng lớn trên 40 cm chủ yếu xuất hiện trong tháng 10 và 11 của năm. Đây là nguyên nhân lý giải tại sao mặc dù thủy triều cao nhất vào tháng 12 nhưng nhưng số lần xuất hiện mực nước tổng cộng cao (triều cường cao) lại chủ yếu vào tháng 10 và 11. Kết quả của nghiên cứu cho thấy cần thiết phải xây dựng công nghệ dự báo nước dâng do gió mùa phục vụ cảnh báo, dự báo triều cường tại ven biển Đông Nam Bộ. Từ khóa: Nước dâng, triều cường, gió mùa, Đông Nam Bộ. Ban Biên tập nhận bài: 12/10/2017 Ngày phản biện xong: 05/11/2017 Ngày đăng bài: 25/11/2017 1. Mở đầu So với các khu vực ven biển khác trong cả nước, ven biển Nam Bộ ít bị ảnh hưởng của các loại hình thiên tai có nguồn gốc từ biển như bão và áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, với đặc thù là vùng đồng bằng thấp, lại có hệ thống cửa sông lớn, nên khu vực này thường xuyên bị nước biển lấn sâu vào trong nội địa khi có triều cường. Hiện tượng này ngày càng xảy ra mạnh hơn khi lưu lượng của hệ thống sông Mê Công đổ về hạ lưu ngày một giảm do hệ thống đập thủy điện trên thượng nguồn ngăn chặn [5]. Hiện tượng nước biển lấn sâu vào nội địa phụ thuộc vào chế độ thủy triều ở khu vực cửa sông ven biển và nước dâng do gió, áp thấp nhiệt đới và bão. Mực nước biển quan trắc (Hđo) được chính là tổng cộng của độ cao thủy triều (Hthủy triều) và phần nước dâng lên do các yếu tố khác tác động, chủ yếu là nước dâng (Hdư) do bão, áp thấp nhiệt đới hoặc gió mùa mạnh (Hđo= Hthủy triều + Hdư). Đối với khu vực ven biển Nam Bộ, hiện tượng ngập khi triều cường (đỉnh triều cao) thường xuyên xảy ra vào các tháng cuối và đầu của .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.