Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Văn bản hành chính tiếng Việt luôn hướng đến việc thực hiện tốt chức năng thông tin mang tính quy phạm Nhà nước, nhằm cụ thể hóa việc chỉ đạo, giao dịch, trao đổi. các công việc chung giữa các cơ quan đoàn thể trong hệ thống chính trị. Vì thế mà sự có mặt của các yếu tố biểu cảm và yếu tố lịch sự trong xưng hô ở loại hình phong cách văn bản này có những đặc thù riêng biệt so với hầu hết các loại hình phong cách văn bản khác. Đây là nội dung chính được chúng tôi đặt ra và giải quyết trong bài viết này. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2, pp. 84-91 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2019-0010 BIỂU CẢM VÀ LỊCH SỰ TRONG XƯNG HÔ Ở VĂN BẢN HÀNH CHÍNH Nguyễn Văn Tuyên Trung tâm Tin học, Ngoại ngữ và Liên kết đào tạo, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang Tóm tắt. Văn bản hành chính tiếng Việt luôn hướng đến việc thực hiện tốt chức năng thông tin mang tính quy phạm Nhà nước, nhằm cụ thể hóa việc chỉ đạo, giao dịch, trao đổi. các công việc chung giữa các cơ quan đoàn thể trong hệ thống chính trị. Để thực hiện tốt chức năng đó, văn bản hành chính luôn phải được soạn thảo đúng phong cách hành chức, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc ngôn ngữ. Một trong những điểm quan trọng phải kể tới chính là tính trung lập, khách quan của loại hình văn bản này. Vì thế mà sự có mặt của các yếu tố biểu cảm và yếu tố lịch sự trong xưng hô ở loại hình phong cách văn bản này có những đặc thù riêng biệt so với hầu hết các loại hình phong cách văn bản khác. Đây là nội dung chính được chúng tôi đặt ra và giải quyết trong bài báo này. Từ khóa: Biểu cảm, lịch sự, xưng hô, văn bản hành chính, quy tắc ngôn ngữ. 1. Mở đầu Từ xưng hô (address word) là lớp từ dùng để tự xưng và gọi đối tượng khi giao tiếp. Theo Cù Đình Tú, “Bên cạnh những đại từ nhân xưng: tôi, ta, tao, chúng tôi, chúng tao, chúng ta (ngôi 1), mày, chúng mày, chúng bay (ngôi 2), tiếng Việt còn dùng tất cả những từ chỉ họ hàng, thân thuộc làm từ xưng hô như: cụ, ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cháu. Tuy nhiều như vậy nhưng vẫn chưa đủ, người ta còn lấy những từ chỉ chức tước của cá nhân, hoặc lấy cả họ, và tiếng đệm giữa họ và tên nữ giới (thị) để dùng làm từ xưng hô, thậm chí còn dùng cách nói trống không (không có từ xưng hô) để xưng hô” [8, tr.258]. Điều này đòi hỏi trong giao tiếp chúng ta phải biết lựa chọn từ xưng hô thích hợp. Chẳng hạn trong việc sử dụng hệ thống các đại từ nhân xưng, các từ chỉ quan hệ họ hàng và cả những từ phiếm định. Điều .