Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của người giáo viên cho phép phân tích sâu thực tiễn lao động làm cơ sở cho việc hình thành chính sách và quản lí lao động nghề. Nghiên cứu áp dụng mô hình các yếu tố công việc bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài để đánh giá thực trạng các yếu tố công việc bằng phiếu trên mẫu khách thể 312 giáo viên. | Thực trạng các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của người giáo viên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0186 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 18-25 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ CÔNG VIỆC TRONG LAO ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN Nguyễn Đức Sơn Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của người giáo viên cho phép phân tích sâu thực tiễn lao động làm cơ sở cho việc hình thành chính sách và quản lí lao động nghề. Nghiên cứu áp dụng mô hình các yếu tố công việc bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài để đánh giá thực trạng các yếu tố công việc bằng phiếu trên mẫu khách thể 312 giáo viên. Kết quả cho thấy: các yếu tố công việc được đánh giá ở mức độ khác nhau. Các yếu tố được đánh giá cao bao gồm: giá trị nghề, điều kiện làm việc và mối quan hệ công việc. Các yếu tố được đánh giá thấp bao gồm: phúc lợi và sự sáng tạo. Từ khóa: Yếu tố công việc, lao động sư phạm, điều kiện làm việc,quan hệ công việc. 1. Mở đầu Các nghiên cứu về lao động sư phạm của người giáo viên đến nay chủ yếu bàn tới đặc điểm lao động của họ hoặc các phẩm chất và năng lực cần có do đòi hỏi của nghề. Lê Văn Hồng, Nguyễn Văn Thàng, Lê Ngọc Lan trong giáo trình Tâm lí học lứa tuổi và sư phạm đã phân tích và trình bày những đặc điểm của lao động sư phạm, từ đó chỉ ra các phẩm chất, năng lực cần có ở giáo viên [2]. Các tác giảNguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị để cập đến lao động sư phạm của người giáo viên như là nghề lao động khoa học, nghề giao tiếp và nghề sáng tạo. Một số phẩm chất mới được nhấn mạnh như ứng xử công bằng và tạo điều kiện cho học sinh phát triển, tính tích cực xã hội cũng như uy tín của nhà giáo [3]. Nghiên cứu của Trần Quốc Thành “Đánh giá lao động ngoài giờ lên lớp của giáo viên phổ thông” - trong 3 dạng hoạt động chính: Hoạt động liên quan đến giáo dục (chủ .