Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả điều trị của praziquantel đối với N. girellae và B. seriolae được gây bệnh thực nghiệm trên cá Amberjack để tìm giải pháp phòng và trị bệnh hiệu quả. Quá trình phát triển trứng và ấu trùng của hai loài sán đã được nghiên cứu trước khi dùng để gây nhiễm cho cá thí nghiệm. Cá bệnh được cho ăn praziquantel cùng liều lượng 100 mg/kg cá/ngày trong 3 ngày. Số lượng sán còn tồn tại sau điều trị trên cơ thể của cá được tách ra bằng phương pháp tắm nước ngọt. | Vietnam J. Agri. Sci. 2018, Vol. 16, No. 9: 805-812 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2018, 16(9): 805-812 www.vnua.edu.vn SO SÁNH HIỆU QUÂ ĐIỀU TRỊ CỦA PRAZIQUANTEL ĐỐI VỚI HAI LOÀI SÁN LÁ ĐƠN CHỦ Neobenedenia girellae VÀ Benedenia seriolae KÝ SINH TRÊN CÁ AMBERJACK (Seriola dumerili) Trương Đình Hoài1*, Nguyễn Thị Hương Giang2, Kim Văn Vạn1 1 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam * Tác giả liên hệ: tdhoai@vnua.edu.vn Ngày chấp nhận đăng: 03.12.2018 Ngày nhận bài: 30.08.2018 TÓM TẮT Neobenedenia girellae và Benedenia seriolae là hai loài sán đơn chủ ký sinh và gây bệnh cho hơn 100 loài cá biển. Tuy nhiên, hai loài ký sinh trùng này có hình thái rất giống nhau, gây khó khăn cho việc chẩn đoán phân biệt. Praziquantel thường được dùng để điều trị chung cho hai loài sán này; tuy nhiên sau khi điều trị, thỉnh thoảng dịch lại bùng phát trở lại. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả điều trị của praziquantel đối với N. girellae và B. seriolae được gây bệnh thực nghiệm trên cá Amberjack để tìm giải pháp phòng và trị bệnh hiệu quả. Quá trình phát triển trứng và ấu trùng của hai loài sán đã được nghiên cứu trước khi dùng để gây nhiễm cho cá thí nghiệm. Cá bệnh được cho ăn praziquantel cùng liều lượng 100 mg/kg cá/ngày trong 3 ngày. Số lượng sán còn tồn tại sau điều trị trên cơ thể của cá được tách ra bằng phương pháp tắm nước ngọt. Kết quả nghiên cứu cho thấytỷ lệ sán B. seriolae giảm đi sau quá trình điều trị là 100%, trong khi chỉ có 44,6% số lượng sán N. girellae giảm đi sau quá trình điều trị. Như vậy, praziquantel điều trị triệt để B. seriolae nhưng kém hiệu quả với N. girellae. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng các vụ dịch tái phát sau điều trị có thể do N. girellae gây ra. Do vậy cần phát triển phương pháp chẩn đoán phân biệt nhanh và đơn giản giữa hai loài sán trước khi điều trị để mang lại hiệu quả cao nhất trong xử lý dịch bệnh. Từ khóa: Hiệu quả, Praziquantel, sán lá, Neobenedenia girellae,