Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Sa nhân có khoảng 13 giống với trên 100 loài được trồng ở một số nước như Ấn độ, Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam. Sa nhân sử dụng cho nghiên cứu này là giống sa nhân Amomum xanthioides Wall. được trồng ở Huyện Tiên Phước, Quảng Nam. Quả sa nhân khô được bóc vỏ, xay nhỏ thành bột và chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước để thu tinh dầu thô. Tinh dầu nguyên chất thu được bằng cách bổ sung Na2SO4 đến 5% so với thể tích tinh dầu thô sử dụng. | Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 1859-1388 Tập 121, Số 7, 2016, Tr. 69-76 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TÁCH CHIẾT TINH DẦU TỪ HẠT SA NHÂN Trần Vũ Thị Như Lành1, Nguyễn Hiền Trang2, Nguyễn Cao Cường2, Nguyễn Đức Chung2* 1Trường Trung cấp nghề số 10 – Huế Trường Đại Học Nông Lâm, Đại học Huế 2 Tóm tắt: Sa nhân có khoảng 13 giống với trên 100 loài được trồng ở một số nước như Ấn độ, Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam. Sa nhân sử dụng cho nghiên cứu này là giống sa nhân Amomum xanthioides Wall. được trồng ở Huyện Tiên Phước, Quảng Nam. Quả sa nhân khô được bóc vỏ, xay nhỏ thành bột và chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước để thu tinh dầu thô. Tinh dầu nguyên chất thu được bằng cách bổ sung Na2SO4 đến 5% so với thể tích tinh dầu thô sử dụng. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trích ly tinh dầu cho thấy điều kiện thích hợp để trích ly là: kích thước bột sa nhân ≤ 1mm, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/7 (g/ml), chưng cất ở 130 0C trong 4 giờ. Thành phần hóa học trong tinh dầu sa nhân được xác định bằng GC-MS với các thành phần chính phân tích được là camphene (8,67%), limonene (9,70%), camphor (31,21%) và endobornyl acetate (36,87%). Từ khóa: Amomum xanthioides Wall., tinh dầu, chưng cất lôi cuốn hơi nước, GC-MS 1 Đặt vấn đề Sa nhân (Amomum xanthioides Wall.) là cây thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y để kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, tiêu chảy, ăn không tiêu, nôn mửa, đau bụng, đau dạ dày, đau nhức răng, tê thấp. [3]. Ngoài ra, sa nhân được biết đến như là một loại gia vị rất được ưa chuộng và có giá trị xuất khẩu lớn. Quả sa nhân có 2-3% tinh dầu, trong tinh dầu có chứa nhiều hợp chất hóa học giá trị như: camphen, β-pinen, limonen, camphor, borneol, saponin Tinh dầu sa nhân có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm với hiệu lực ức chế cao, bên cạnh đó tinh dầu còn có khả năng chống oxy hóa mạnh nên có thể sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm tự nhiên rất tốt [8], [10]. Ngoài tác dụng kháng khuẩn, các hợp chất .