Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích Mục đích của luận án là làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của giáo dục CMĐĐKD cho ND ở Hà Nội, từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm tăng cường giáo dục CMĐĐKD cho ND Hà Nội hiện nay. Mời các bạn tham khảo! | MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Là một công cụ điều chỉnh hành vi con người trên cơ sở tự nguyện, tự giác, với nguyên tắc ưu tiên lợi ích xã hội, đạo đức xuất hiện, tồn tại vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực sản xuất kinh doanh (SXKD) Ở Việt Nam, đạo đức kinh doanh (ĐĐKD) được hình thành từ rất sớm. Có thể nhận thấy điều đó qua các câu châm ngôn, như làm ăn phải có chữ tín, một lần bất tín, vạn lần bất tin, trung thực. như là các quy tắc đạo đức mà mỗi người kinh doanh cần phải tuân thủ Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), ở Việt Nam vấn đề ĐĐKD được quan tâm xây dựng và được chú trọng nghiên cứu ngày càng nhiều hơn. Bởi ĐĐKD không chỉ giúp các nhà kinh doanh tăng lợi nhuận, mà còn giúp Việt Nam giải quyết được một số vấn đề như ô nhiễm môi trường, phát triển con người, chất lượng cuộc sống,v.vTuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất khi Việt Nam bước vào nền kinh tế này nằm ở những lỗ hổng lớn là pháp luật, đạo đức và văn hoá kinh doanh. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài cũng có không ít vấn đề cần được bàn thảo. Mọi nền kinh tế chuyển đổi đều chứa đựng rất nhiều cơ hội cho sự phát triển, song cũng chứa đựng những hiểm hoạ do đạo đức suy thoái, do lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm được đặt lên hàng đầu trong điều kiện pháp luật chưa thật định hình và chưa đủ mạnh. 1.2. Qua hơn 30 năm đổi mới, kinh tế - xã hội nước ta đã có những bước chuyển dịch to lớn, đạt được thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó là những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, đặc biệt là sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận dân cư. Nổi bật trong lĩnh vực kinh tế là tình trạng vi phạm ĐĐKD. Lối sống thực dụng, cá nhân ích kỷ đã làm cho tình trạng tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo trong SXKD ngày càng có đà sinh sôi, nảy nở. Không ít những người kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, vụ lợi cá nhân