Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước (NSNN) nói chung và trong ngành Thống kê nói riêng; Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong ngành Thống kê; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong ngành Thống kê trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo! | i TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài: Để ngành Thống kê hoàn thành được các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho, một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận quản lý ngân sách nhà nước trong ngành Thống kê; phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý kinh phí ngân sách nhà nước trong ngành Thống kê, đảm bảo việc sử dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả. Trước yêu cầu thực tế khách quan trên, qua quá trình nghiên cứu và học tập cao học ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với vị trí công tác hiện tại, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong ngành Thống kê”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước (NSNN) nói chung và trong ngành Thống kê nói riêng; - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong ngành Thống kê; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong ngành Thống kê trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý và hiệu quả của công tác quản lý kinh phí NSNN phục vụ các hoạt động chuyên môn của ngành Thống kê Việt Nam, tập trung tại cơ quan Tổng cục Thống kê. b) Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về hiệu quả của công tác quản lý kinh phí NSNN trong ngành Thống kê thực hiện trên phạm vi cả nước, tập trung vào công tác quản lý tại Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2007-2009. 4. Phương pháp nghiên cứu ii Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để lý giải các vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp trong các phần trình bày về lý luận cũng như thực tiễn, phân tích tình hình quản lý kinh phí ngân sách nhà nước tại Tổng .