Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn Vân Pa ở các nông hộ miền núi ở hai huyện Đakrông và Hướng Hóa có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng phát triển ngành chăn nuôi trên cơ sở tiềm năng sẵn có của địa phương. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để phát triển hệ thống chăn nuôi ở miền núi có hiệu quả và bền vững hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của người dân tộc thiểu số ở miền núi. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN VÂN PA TRONG CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN ĐAKRÔNG VÀ HƯỚNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ Nguyễn Đức Hưng, Đại học Huế Trần Sáng Tạo, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Nguyễn Thị Tường Vy, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế TÓM TẮT Một nghiên cứu thực địa đã tiến hành tại 5 xã của huyện Đakrông và 5 xã của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Kết quả cho thấy khoảng 10,75% hộ ở huyện Đakrông và 9,57% hộ ở huyện Hướng Hoá nuôi lợn Vân Pa. Ở huyện Đakrông, qui mô bình quân là 4,40 0,18 con/hộ, trong đó lợn nái là 1,10 0,06; lợn con là 4,21 0,16; và lợn thịt là 1,56 0,10 con/hộ. Ở huyện Hướng Hóa, qui mô bình quân là 6,55 0,28 con/hộ, trong đó lợn nái là 1,12 0,07; lợn con là 5,42 0,37 và lợn thịt là 1,20 0,15 con/hộ. Mục đích nuôi lợn của các hộ ở huyện Đakrông là 100% để bán, 54,43% để sinh sản, 39,24% để phục vụ lễ hội và 31,64% để giết thịt. Các chỉ tiêu này tương ứng ở huyện Hướng Hóa là 95,23%; 69,04%; 71,43% và 35,71%. Thức ăn để nuôi lợn gồm thân cây chuối, môn rừng (100%), sắn củ (89,87% hộ ở Đakrông và 59,52% hộ ở Hướng Hóa), rau trồng (82,28% hộ ở Đakrông và 78,57% hộ ở Hướng Hóa) và cám gạo (67,09% hộ ở Đakrông và 42,86% hộ ở Hướng Hóa), không có hộ nào sử dụng thức ăn hỗn hợp để nuôi lợn Vân Pa. Có 65,82% hộ ở Đakrông và 71,43% hộ ở Hướng Hoá sử dụng chuồng tạm bợ; 18,99% hộ ở Đakrông và 19,05% hộ ở Hướng Hoá có chuồng bán kiên cố; 100% chuồng nuôi đều không có hố phân; có 15,19% hộ ở huyện Đakrông và 9,52% hộ ở huyện Hướng Hóa không có chuồng để nuôi lợn. 100% hộ nuôi lợn đều sử dụng máng ăn, nhưng rất đợn giản. Lợn Vân Pa có sức đề kháng cao, chỉ có 55,69% số hộ ở huyện Đakrông và 40,48% số hộ ở huyện Hướng Hoá có dịch bệnh xảy ra;100% hộ nuôi đều không tiêm phòng cho lợn; khoảng 17,78% hộ ở huyện Đakrông và 21,43% hộ ở huyện Hướng Hóa tự điều trị bệnh cho lợn bằng những bài thuốc nam thông dụng. Từ khóa: Hộ, lợn Vân Pa, qui mô, mục đích nuôi, thân cây chuối, môn rừng, .