Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Sò lông Anadara antiquata thuộc ngành Thân mềm (Mollusca), lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia), có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, sò lông đang là món ăn được ưa thích tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Các mẫu sò lông sử dụng trong nghiên cứu được thu thập ở một số địa điểm thuộc miền Trung, Việt Nam (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận). | MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA SÒ LÔNG Anadara antiquata (Linnaeus, 1758) Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM TRẦN THỊ KIM ANH1,*, TRẦN VĂN GIANG2,** Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: kimanhqt1112@gmail.com Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ** Email: vtran.giang@gmail.com Tóm tắt: Sò lông Anadara antiquata thuộc ngành Thân mềm (Mollusca), lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia), có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, sò lông đang là món ăn được ưa thích tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Các mẫu sò lông sử dụng trong nghiên cứu được thu thập ở một số địa điểm thuộc miền Trung, Việt Nam (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận). Chiều rộng (SW), chiều dài (SL), chiều cao vỏ phải (HRV), chiều cao vỏ trái (HLV), chiều dài dây chằng (LL), chiều sâu khoang mấu lồi phải (UHR), chiều sâu khoang mấu lồi trái (UHL), đối xứng của vỏ phải (SRV) và đối xứng của vỏ trái (SLV) của sò lông A. antiquata trung bình lần lượt là 41,45 mm; 22,54 mm; 29,27 mm; 28,49 mm; 25,74 mm; 7,90 mm; 8,33 mm; 8,58 mm; 8,41 mm. Thể tích vỏ (SV) và thể tích khoang vỏ (DSWT) trung bình lần lượt là 4,45 ml; 11,11 ml. Trọng lượng vỏ khô trung bình là 11,17 g. Từ khóa: Anadara antiquata, đặc điểm hình thái, Hai mảnh vỏ, sò lông, miền Trung Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU Sò lông Anadara antiquata thuộc ngành Thân mềm (Mollusca), lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia), có giá trị kinh tế cao. Ngoài việc làm thực phẩm, thịt và vỏ sò lông còn được y học cổ truyền dùng làm thuốc. Đông y gọi thịt sò lông là mao kham nhục, có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc có tác dụng bổ huyết ôn trung, kiện vị, nhuận ngũ tạng, tiêu khát, khai vị, trị lỵ kinh niên gây sốt lạnh, chữa thiếu máu, huyết hư, tiêu hóa kém, đau dạ dày. Vỏ sò lông gọi là mao kham tử có thành phần chủ yếu là calcium carbonate (trên 97%), đây là dược liệu có vị ngọt, mặn, tính hơi lạnh, có tác dụng tiêu tích, hóa đàm, chữa vết máu tụ, tím bầm tê bại, đại tiện ra máu mủ, kiết lỵ, cam răng. Ở nước ta, sò lông tập trung chủ yếu ở .