Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cá Bống lá tre Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes,1837) thuộc họ Gobiidae có mặt trong các hệ sinh thái cửa sông và đầm phá, trong đó có vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế, có đóng góp đáng kể vào đa dạng sinh học đầm phá nói chung và các loài thủy sản nói riêng. Kích thước và trọng lượng cá tương đối hạn chế, song là một trong các loài cá bống thơm ngon, được ưa chuộng và có đóng góp đáng kể vào sản lượng khai thác. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011 ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG VÀ DINH DƯỠNG CỦA CÁ BỐNG LÁ TRE Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes, 1837) Ở HỆ ĐẦM PHÁ THỪA THIÊN HUẾ Lê Thị Nam Thuận, Tống Thị Nga Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh trưởng và dinh dưỡng của cá Bống lá tre Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes,1837) ở đầm phá Thừa Thiên Huế. Tương quan chiều dài và trọng lượng của cá được xác định theo phương trình Berverton–Holta là W = 3,0311 x 10-8 x L2,7573, phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy về chiều dài và trọng lượng là Lt = 188,46 x [1- e-0,157( t +0,5245)]; Wt = 45,18 x [1- e0,0266(t + 0,0782)] 2,7573. Phổ thức ăn của cá gồm 27 loại thuộc 6 ngành động thực vật: chủ yếu là tảo silic chiếm 36%, động vật không xương chiếm tỉ lệ 19%; tảo lam chiếm 13,04%, tảo lục chiếm 10,87% và một lượng lớn mùn bã hữu cơ. Loại thức ăn xuất hiện với tần suất cao gồm tôm, các loại tảo. Cá bắt mồi tích cực quanh năm, nhất là nhóm có kích thước nhỏ. Nhờ vậy giảm mức độ cạnh tranh về dinh dưỡng trong cùng loài. 1. Mở đầu Cá Bống lá tre Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes,1837) thuộc họ Gobiidae có mặt trong các hệ sinh thái cửa sông và đầm phá, trong đó có vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế, có đóng góp đáng kể vào đa dạng sinh học đầm phá nói chung và các loài thủy sản nói riêng [5], [6]. Kích thước và trọng lượng cá tương đối hạn chế, song là một trong các loài cá bống thơm ngon, được ưa chuộng và có đóng góp đáng kể vào sản lượng khai thác. Các nghiên cứu về loài cá này ở Thừa Thiên Huế cho đến nay vẫn còn thiếu vắng, vì vậy những kết quả được trình bày trong bài báo sẽ đáp ứng phần nào hiểu biết về đặc tính sinh trưởng và dinh dưỡng của loài cá Bống lá tre, từ đó tiếp tục có các nghiên cứu đầy đủ hơn trong mối liên hệ chặt chẽ với các mắt xích khác trong đầm phá để bảo vệ sự cân bằng của hệ sinh thái quan trọng này. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên .