Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu chính của nghiên cứu là: Nắm bắt được thực trạng cân bằng tài chính dài hạn của các Công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uống Việt Nam; làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạn của các Công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uống Việt Nam; từ kết quả nghiên cứu, rút ra những hàm ý về các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạn của các Công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uống Việt Nam. | Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạn của các Công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uống Việt Nam ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------- LÊ THỊ PHƢƠNG THÚY NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI HẠN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM ĐỒ UỐNG VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số : 60.34.03.01 Đà Nẵng - Năm 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đƣờng Nguyễn Hƣng Phản biện 1: GS. TS Trương Bá Thanh Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Thị Hồng Nga Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 8 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của 12 Hiệp định thương mại tự do. Đây chính là cơ hội đối với doanh nghiệp trong nước, là cơ hội dịch chuyển, là cơ hội để tiếp cận với thị trường xuất khẩu, là động lực tiếp tục phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn như rủi ro đến từ sự cạnh tranh của các thị trường quốc tế tràn vào nội địa, rủi ro từ chính thị trường trong nước với cơ cấu kinh tế, thể chế , đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có một “sức khỏe” tốt để tồn tại và phát triển trước những biến động của thị trường. Theo dữ liệu của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, trong giai đoạn 2010 – 2015, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 12%. Giai đoạn 2016 – 2017, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm đồ uống xu hướng mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, xu hướng mua sắm và mối quan tâm của người tiêu dùng cũng đã