Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm tìm hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển của nhóm di tích này và vị trí của nhóm di tích trong diễn trình phát triển thời đại Đá mới vùng Đông Bắc Việt Nam. Góp phần tìm hiểu về các mối quan hệ văn hóa tiền sử giữa vùng ven biển Đông Bắc Việt Nam và ven biển Đông Nam Trung Quốc. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LƢU VĂN PHÖ NHÓM DI TÍCH HÕN NGÕ – NÖI HỨA (QUẢNG NINH) TRONG BỐI CẢNH THỜI ĐẠI ĐẠI ĐÁ MỚI DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành: Khảo cổ học Mã số: 60 22 03 17 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Công trình được hoàn thành tại: Khoa Lịch Sử, trường Đaị học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội-2016 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Gia Đối Phản biện 1: PGS.TS. Trình Năng Chung Phản biện 2: TS. Vũ Quốc Hiền Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận thạc sĩ họptại: Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội 15 giờ 00 phút ngày 16 tháng 12 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Cho tới nay những phát hiện và nghiên cứu về khảo cổ học ở khu vực Đông Bắc Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu lớn, tuy nhiên nhiều di tích đã bị phá hủy nặng nề, có những di tích nghiên cứu còn còn mỏng và còn nhiều câu hỏi cần có câu trả lời về thời tiền sử ở đây. Những nghiên cứu về nhóm di tích Hòn Ngò, Núi Hứa mới chỉ dừng lại ở cuộc khảo sát bước đầu, cùng với đó là những bài viết nghiên cứu. Do những đợt nghiên cứu điều tra và khai quật tiến hành ở các giai đoạn khác nhau,. Vì lẽ đó, cần có nghiên cứu chuyên sâu và cụ thể về nhóm hai di tích này để có cái nhìn tổng quan hơn qua các cuộc điều tra và khai quật từ trước đến nay. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, chỉnh lý, phân loại di tích và di vật, hệ thống hóa và lập hồ sơ tư liệu, tạo thêm một nguồn tư liệu phong phú, chân xác cho việc nghiên cứu sâu hơn diện mạo và đặc trưng các di tích thời tiền sử ở ven biển tỉnh Quảng Ninh nói riêng và khu vực Đông Bắc nói chung.Tìm hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển của nhóm di tích này và vị trí của nhóm di tích trong diễn trình phát triển thời đại Đá mới vùng Đông Bắc Việt Nam.Góp phần tìm hiểu về các mối quan hệ văn hóa tiền sử giữa vùng ven biển Đông Bắc Việt Nam và ven biển Đông Nam Trung .