Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết phân tích dân chủ và văn minh của khát vọng xuyên suốt thế kỷ XX văn chương Việt. Để hiểu rõ hơn mời các bạn tham khảo chi tiết bài viết. | TẠP CHÍ ĐẠI HỌC cửu LONG Số 04 năm 2016 DÂN CHỦ VÀ VẤN MINH - KHÁT VỌNG XUYÊN SUỐT THẾ KỶ XX VĂN CHƯƠNG VIỆT Trên con đập lớn ngăn đôi thế kỷ XIX và thế kỷ XX-bờ bên kia là Nguyễn Đình Chiểu Phan Đình Phùng. bờ bên này là Phan Bội Châu Phan Chu Trinh. Bờ bên kia là Tấc đất ngọn rau ơn Chúa Nguyễn Đình Chiểu và bờ bên này là Dân là dân nước nước là nước dân Phan Bội Châu . Thế kỷ XX mở đầu là phong trào Duy tân do các nhà Nho chí sĩ khởi xướng và tiếp tục là công cuộc Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Mở đầu là câu thơ Nếu không dân cũng là không có gì Hải ngoại huyết thư và tiếp tục là khẩu hiệu Lấy dân làm gốc Đại hội VI của Đảng . Mở đầu là bản văn Vãn minh tân học sách và kết thúc là sự khởi động một nền Kinh tế trí thức trong bối cảnh một nền Văn minh trí tuệ. Lịch sử khéo sắp xếp cho thế kỷ XX trở thành thế kỷ đưa dân tộc Việt Nam bước vào một cuộc giao lưu mới với phương Tây. Năm 1896 thất bại của khởi nghĩa Phan Đình Phùng chấm dứt phong hào cần Vương đã kết thúc thế kỷ XIX và suốt thập niên mở đầu thế kỷ XX là sự sôi động của các phong trào Duy tân Đông du và Đông Kinh nghĩa thục-làm gắn bó Giáo sư - Tiến sĩ Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam Phong Lê nhu cầu độc lập dân tộc với dân chủ văn minh và tiến bộ xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam-đúng vào thập niên mở đầu thế kỷ XX khi mà nền thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp sau 30 năm bình định đang đi vào thiết lập sự ổn định về chính trị và xây dựng nền kinh tế văn hóa thuộc địa đã mở ra cho dân tộc Việt Nam một phương hướng phát triển mới theo mô hình phương Tây mà tấm gương thành công của Nhật Bản đã gây nên sự khích lệ và niềm hy vọng. Lần đầu tiên các khẩu hiệu mở mang dân trí chấn hưng dân khí phát triển khoa học-công nghệ. đến với dân tộc Việt Nam qua lớp người đi đầu là tầng lớp trí thức Nho học. Cũng làn đầu tiên tư tưởng dân chủ trở thành một sức hấp dẫn một nhu cầu khẩn thiết của đời sống dân tộc qua đó khái niệm Dân được gắn với Nước chứ không phải với Vua và vai trò của Dân được