Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ebook gồm 13 chương: Chương 1 - Về quốc hiệu, vị trí và diện tích; Chương 2 - Về khí hậu và đặc tính lãnh thổ Đàng Trong; Chương 3 - Đất đai phì nhiêu; Chương 4 - Voi và tê giác; Chương 5 - Về tính tình, phong hóa, tục lệ người Đàng Trong, cách sống, cách ăn mặc và thuốc men của họ; Chương 6 - Về hành chính và dân chính nơi người Đàng Trong; Chương 7 - Lực lượng của chúa Đàng Trong; Chương 8 - Về thương mại và các hải cảng ở Xứ Đàng Trong; Chương 9 - Quan trấn thủ Quy Nhơn đưa các cha dòng tên đến tỉnh ông cai quản và cho dựng một trú sở và một nhà thờ cho các cha; Chương 10 - Quan trấn tỉnh Quy Nhơn qua đời; Chương 11 - Thiên văn; Chương 12 - Đời sống tinh thần ở Đàng Trong; Chương 13 - Về Xứ Đàng Ngoài. chi tiết nội dung ebook. | Thông tin ebook Xứ Đàng Trong Năm 1621 - Cristoforo Borri Dịch giả: Nguyễn Khắc Xuyên Thể loại: History Tạo và hiệu chỉnh ebook: Hoàng Nghĩa Hạnh Diễn đàn Tinh Tế Dự án ebook định dạng epub chuẩn cho mọi thiết bị di động http://dl.dropbox.com/u/46534480/library/_catalog/ OPDS catalog: http://dl.dropbox.com/u/46534480/library/_catalog/index.xml CHƯƠNG 1: VỀ QUỐC HIỆU, VỊ TRÍ VÀ DIỆN TÍCH Xứ Đàng Trong [1] được người Bồ gọi như vậy nhưng trong tiếng bản xứ là Annam [2] có nghĩa là miền Tây. Đối với nước Tàu, xứ này thực sự nằm ở phía Tây. Nhưng người Nhật gọi xứ này là Cochi [3], trong tiếng bản xứ của họ, cũng có nghĩa là Annam trong tiếng Đàng Trong. Nhưng người Bồ đã vào nước Annam để buôn bán, họ dùng tiếng Nhật Coci và tiếng Tàu Cina mà làm thành tiếng thứ ba là Cocincina để chỉ xứ này, chủ ý phân biệt Cocin cạnh Cina với tỉnh Cocin thuộc An Độ, do người Bồ chiếm đóng. Còn trong các bản đồ thế giới thì xứ Đàng Trong thường được ghi là Cauchinchine hay Cauchine hay tương tự, ấy chỉ là vì do ghi sai hoặc vì tác giả làm bản đồ muốn cho người ta biết xứ này như là cửa vào và là khởi đầu của Trung Quốc. Xứ này, về hướng Nam, giáp vĩ tuyến 11 [4], về hướng Bắc, xế về Đông Bắc, giáp xứ Đàng Ngoài, về hướng Đông, có biển Đông và về hướng Tây, xế về Tây Bắc, giáp nước Lào. Còn về diện tích thì tôi chỉ nói về Đàng Trong vốn là một phần của đại vương quốc Đàng Ngoài, trước kia thuộc về ông cố của chúa đương thời [5] cai trị Đàng Trong, người đã chống lại chính vua nước Đàng Ngoài. Cho tới nay người Bồ chỉ buôn bán với xứ này và các cha Dòng chúng tôi cũng chỉ hoạt động ở xứ này để thiết lập đạo Kitô. Xứ Đàng Trong trải dài hơn một trăm dặm theo bờ biển, ở vĩ tuyến 11, cho tới khoảng vĩ tuyến 17 [6], chỗ bắt đầu quốc gia của chúa Đàng Ngoài. Bề rộng không lớn lắm, chỉ chừng hai mươi dặm Ý, đất bằng, một bên là biển và một bên là dãy núi chạy dài có Kẻ Mọi ở [7], tên gọi này có nghĩa là man di. Mặc dầu họ là người Đàng Trong, nhưng họ không nhìn nhận chúa cũng không .