Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết phân tích sự kỳ thị xảy ra trong một số lĩnh vực hoạt động sống cơ bản của nhóm lao động này trong đời sống đô thị. Theo các tác giả, đó là một trong các nguyên nhân tạo ra sự khác biệt, khoảng cách khó vượt qua giữa lao động nhập cư nghèo với cộng đồng cư dân đô thị. Do sự kỳ thị đó nên trong cuộc sống hàng ngày nhóm lao động nhập cư trở nên khép kín, co cụm, ít hòa nhập vào đời sống cộng đồng cư dân nơi họ sinh sống và làm việc. | Sự kỳ thị đối với lao động nhập nghèo. TRIẾT - LUẬT - TÂM LÝ - XÃ HỘI HỌC Sự kỳ thị đối với lao động nhập cư nghèo tại các đô thị Việt Nam Phạm Văn Quyết* Trần Văn Kham** Tóm tắt: Sự kỳ thị là một trong các rào cản khó tháo gỡ đối với quá trình hòa nhập xã hội của lao động nhập cư nghèo tại các đô thị Việt Nam hiện nay. Nhận diện bản chất của kỳ thị cũng như cảm nhận của nhóm lao động nhập cư về kỳ thị này là cần thiết để tìm ra các giải pháp tháo gỡ. Bài viết phân tích sự kỳ thị xảy ra trong một số lĩnh vực hoạt động sống cơ bản của nhóm lao động này trong đời sống đô thị. Theo các tác giả, đó là một trong các nguyên nhân tạo ra sự khác biệt, khoảng cách khó vượt qua giữa lao động nhập cư nghèo với cộng đồng cư dân đô thị. Do sự kỳ thị đó nên trong cuộc sống hàng ngày nhóm lao động nhập cư trở nên khép kín, co cụm, ít hòa nhập vào đời sống cộng đồng cư dân nơi họ sinh sống và làm việc. Từ khóa: Sự kỳ thị; hòa nhập xã hội; lao động nhập cư nghèo; đô thị Việt Nam. 1. Mở đầu Sự gia tăng tốc độ đô thị hóa của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua đã tạo cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ các dòng di cư trong nước, đặc biệt là dòng di cư từ nông thôn ra đô thị. Nổi bật lên trong dòng di cư này là di cư của người lao động từ các vùng nông thôn ra Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2013 tỷ suất nhập cư vào Hà Nội là 7,7%; vào Thành phố Hồ Chí Minh là 16,5%. Kèm theo dòng di cư này là hàng loạt vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống đô thị và ngay với chính người nhập cư. Đó là những vấn đề trong quản lý đô thị, sức ép với cơ sở hạ tầng, sự hòa nhập xã hội của người di cư về việc làm, thu nhập, nhà ở, văn hóa, lối sống và các dịch vụ xã hội,. Bài nghiên cứu này phân tích ở chiều cạnh liên quan đến những trở ngại, khó khăn đối với sự hòa nhập xã hội của nhóm lao động di cư ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.(*)Đặc biệt, thông qua kết quả từ thống kê và từ các điều tra đối với lao động nhập cư, nghiên cứu hướng đến nhận diện và làm rõ những rào