Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong tác phẩm tự sự, nhờ có trần thuật mà hành động được khắc họa như một cái gì đó thuộc về quá khứ thì với kịch, do những chuỗi đối thoại và độc thoại, người xem có cảm giác về một thời gian hiện tại và một không gian xác thực. | T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44) Tập 2/N¨m 2007 KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT HAY NỖI ÁM ẢNH ĐỜI NGƯỜI TRONG VỞ KNCH “ NHỮNG NGÀY TƯƠI ĐẸP” CỦA SAMUEL BECKETT Nguyễn Thị Quyên (Khoa Khoa học Tự nhiên & XH- ĐH Thái Nguyên) Samuel Beckett ( 1906-1989) là đại diện tiêu biểu nhất của trào lưu Kịch phi lý, “một hiện tượng văn hoá của thế kỷ XX” [1]. Vở kịch Trong khi chờ Godot của ông được đánh giá là vở kịch gây ảnh hưởng nhất thế kỷ và chính nó đã góp công đầu đưa Beckett từ một nhà văn chưa mấy tiếng tăm lên bục vinh quang của giải Nobel. Nếu như Trong khi chờ Godot là vở kịch nổi tiếng nhất của Beckett còn giữ lại ít nhiều những hư ảnh, dù mờ nhạt của kết cấu kịch truyền thống thì Những ngày tươi đẹp (Happy days) được coi là vở kịch dài cuối cùng của ông còn có kết cấu phân hồi với những nhân vật có tên. Trong những vở kịch về sau, chút ít ảnh hưởng ấy từ kịch truyền thống đã hoàn toàn bị loại bỏ. Do vậy, Những ngày tươi đẹp giống như là dấu gạch giữa hai giai đoạn sáng tác kịch của Beckett, có một vị trí bản lề giúp khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, các tài liệu nghiên cứu chuyên biệt về Những ngày tươi đẹp ở Việt Nam còn ở mức độ khiêm tốn, đặc biệt là nghiên cứu về kết cấu không gian, thời gian nghệ thuật trong vở kịch này. Đáng kể nhất là bài viết về Beckett trong giáo trình Văn học phương Tây của PGS Đặng Anh Đào, trong đó bà đã đề cập đến một số đặc sắc của tác phNm này. Thế nhưng, không ít nhà nghiên cứu nước ngoài lại đánh giá rất cao vở kịch. Các nhà nghiên cứu tên tuổi về Kịch phi lý như Martin Esslin, William Marx hay Raymond Federman.v.v. trong các công trình nghiên cứu của họ, đều đã tiếp cận kết cấu của Những ngày tươi đẹp. Tuy nhiên, những nghiên cứu này phần lớn phân tích kết cấu vở kịch trong đối sánh với các tác phNm quan trọng khác của nhà văn qua đó chỉ ra sự khác biệt giữa những vở kịch mà Beckett viết trong thời kỳ đầu với những tác phNm sáng tác giai đoạn sau. Chính vì vậy, với .