Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết là năm 2013, 5 năm sau khủng hoảng tài chính, nền kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi chậm chạp, thiếu bền vững với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục giảm mạnh, chỉ đạt 2,9%, thấp hơn 0,3% so với mức tăng trưởng 3,2% năm 2012, 1% so với mức tăng trưởng 3,9% năm 2011 và 2,3% so với mức tăng 5,2% năm 2010. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1 (2014) 1-9 NGHIÊN CỨU Kinh tế thế giới năm 2013 và triển vọng Kim Ngọc* * Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 14 tháng 2 năm 2014 20 tháng 03 năm 2014; c 22 4 năm 2014 Tóm tắt: Năm 2013, 5 năm sau khủng hoảng tài chính, nền kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi chậm chạp, thiếu bền vững với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục giảm mạnh, chỉ đạt 2,9%, thấp hơn 0,3% so với mức tăng trưởng 3,2% năm 2012, 1% so với mức tăng trưởng 3,9% năm 2011 và 2,3% so với mức tăng 5,2% năm 2010. Từ khóa: Kinh tế thế giới, thương mại thế giới, đầu tư quốc tế, dự báo kinh tế. 1. Kinh tế các nước phát triển tăng trưởng chậm * kinh tế trước đây vốn dựa vào xuất khẩu và tiếp đến là sự cải thiện về việc làm và thu nhập, sự phục hồi kinh tế Nhật Bản hiện nay chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu trong nước, trong đó có các khoản chi của người dân và lĩnh vực công. Tăng trưởng GDP năm 2013 vẫn duy trì ở mức 2%. Tuy nhiên, để đảm bảo kinh tế phát triển bền vững, điều kiện cần là chính phủ phải thiết lập một “cơ cấu tài chính bền vững”. Liên minh châu Âu (EU) đã thoát khỏi suy thoái kinh tế, đang dần ra khỏi khủng hoảng. Trong suốt 5 năm qua, EU đã kiên trì "chống trọi" với khủng hoảng nợ công bằng cách cải tổ căn bản hệ thống ngân hàng, chi hàng tỷ euro trợ giúp những quốc gia thành viên bị ảnh hưởng nặng nề. Những nỗ lực này của EU đã đạt được kết quả đáng khích lệ khi không thành viên nào buộc phải rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Tăng trưởng GDP của EU đạt 0,0% so với mức tăng trưởng âm 0,3% năm Tại các nền kinh tế phát triển, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 1,2%, thấp hơn so với mức tăng 1,5% năm 2012, 1,7% năm 2011 và thấp hơn nhiều so với mức tăng 3% năm 2010. Trong đó, tại Mỹ, bất đồng đảng phái và khả .