Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo trình bày khả năng sử dụng các chủng vi sinh vật bản địa từ bùn thải nhà máy bia để xử lý bùn thải tạo sản phẩm phân hữu cơ vi sinh bằng phương pháp ủ đống tĩnh hiếu khí. Kết quả cho thấy đã phân lập được 03 chủng vi sinh vật (VSV) có ích đại diện: C1; C4 và C6. | Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 20, số K3-2017 25 Sử dụng chế phẩm vi sinh tại chỗ sản xuất phân hữu cơ từ bùn thải ngành bia Nguyễn Thị Như Nguyệt, Nguyễn Khắc Biền, Trịnh Thị Bích Huyền, Đặng Vũ Bích Hạnh Tóm tắt — Bài báo trình bày khả năng sử dụng các chủng vi sinh vật bản địa từ bùn thải nhà máy bia để xử lý bùn thải tạo sản phẩm phân hữu cơ vi sinh bằng phương pháp ủ đống tĩnh hiếu khí. Kết quả cho thấy đã phân lập được 03 chủng vi sinh vật (VSV) có ích đại diện: C1; C4 và C6. Đồng thời, việc thay đổi thành phần các chất xơ bổ sung thành 4 nghiệm thức đã thu được kết quả như sau: Tỷ lệ giữa cacbon hữu cơ và nitơ hữu cơ (tỷ lệ C/N) trung bình của các nghiệm thức từ 20 - 29; pH trung bình của các tỷ lệ là 7,82; tổng VSV cố định đạm cao trung bình đạt 2x108; cao nhất là 5x108; thấp nhất là 8x107, VSV có khả năng phân huỷ Cellulose trung bình đạt 7x106; cao nhất là 9x106, thấp nhất là 5x106. Tổng Salmonella và E. coli là 0; Sản phẩm sau thử nghiệm đều đạt sản phẩm phân hữu cơ vi sinh đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Từ khóa — Bùn thải bia, phân hữu cơ vi sinh, ủ đống tĩnh hiếu khí. 1 GIỚI THIỆU heo báo cáo của ngành bia Việt Nam trong những năm gần đây khi xu hướng sản xuất bia của thế giới giảm thì Việt Nam là một điểm sáng với sản lượng bia hiện nay đạt khoảng 4,67 tỷ lít/năm. Do vậy, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, vấn đề giải quyết hàng chục nghìn tấn bùn thải phát T Bài báo đã nhận vào ngày 15 tháng 3 năm 2017, đã được phản biện chỉnh sửa vào ngày 01 tháng 11 năm 2017. Nghiên cứu được tài trợ bởi Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM trong khuôn khổ đề tài mã số TSĐH –MTTN–2016–28. Nguyễn Thị Như Nguyệt, Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM. Nguyễn Khắc Biền, Công Ty Bia Sài gòn - Bạc Liêu. Tỉnh Bạc Liêu và Viện Khoa học Công nghệ Và Quản lý Môi trường, Trường Đại .