Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu này áp dụng phương pháp hồi quy logistic (LR) tích hợp với GIS thành lập bản đồ tai biến trượt đất huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa dựa vào mối liên hệ không gian giữa các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến địa hình; thạch học; thực vật; lượng mưa lớn nhất năm; khoảng cách đến đường giao thông, sông suối, đứt gãy và sự phân bố các điểm trượt lở. | Science and Technology Development Journal, vol 20, no.K4- 2017 76 Ứng dụng phương pháp hồi quy logistic xác định tổ hợp tối ưu các yếu tố ảnh hưởng và xây dựng bản đồ tai biến trượt lở đất huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Thanh Danh, Đậu Văn Ngọ, Tạ Quốc Dũng Tóm tắt—Nghiên cứu này áp dụng phương pháp hồi quy logistic (LR) tích hợp với GIS thành lập bản đồ tai biến trượt đất huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa dựa vào mối liên hệ không gian giữa các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến địa hình; thạch học; thực vật; lượng mưa lớn nhất năm; khoảng cách đến đường giao thông, sông suối, đứt gãy và sự phân bố các điểm trượt lở. Sử dụng đường cong tỷ lệ thành công (success rate) và tỷ lệ dự báo (prediction rate) để đánh giá mức độ phù hợp và độ chính xác của phương pháp hồi quy logistic. Kết quả cho thấy phương pháp này có mức độ phù hợp và độ chính xác cao (phần diện tích bên dưới đường cong: Areas Under Curves - AUC = 0,8~0,9). Thuật toán mô hình trung bình Bayesian (BMA) của phần mềm thống kê R được áp dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng nhất và các mô hình tối ưu tổ hợp yếu tố ảnh hưởng. Có bốn yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất và năm mô hình tối ưu tổ hợp yếu tố ảnh hưởng. Mô hình 3 (góc dốc, hướng dốc, cao độ, khoảng cách đến đường giao thông và lượng mưa lớn nhất năm) là mô hình tối ưu tốt nhất. Từ khóa—Trượt đất, hồi quy logistic, tỷ lệ thành công, tỷ lệ dự báo. 1 MỞ ĐẦU V ùng nghiên cứu nằm trọn trong ranh giới hành chính huyện Khánh Vĩnh, là một vùng núi phía tây tỉnh Khánh Hòa. Khánh Vĩnh là huyện miền núi, tiếp giáp với đồng bằng, bắc giáp huyện Ninh Hòa và tỉnh Đắk Lắk, đông giáp huyện Diên Bản thảo nhận được vào ngày 7 tháng 8 năm 2017. Bản sửa đổi bản thảo ngày 25 tháng 12 năm 2017. Nguyễn Thanh Danh - Trường Đại học Xây dựng Miền Trung, Bộ Xây dựng (e-mail: nguyenthanhdanh@cuc.edu.vn). Đậu Văn Ngọ - Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM. Tạ Quốc Dũng - Khoa Kỹ .