Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thí nghiệm được thực hiện tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Xác định thành phần hoá học tại Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên. Phơi, sấy ngọn và lá lạc tươi bằng 4 phương pháp: Phơi nắng trực tiếp, phơi dưới mái che, sấy thủ công và sấy bán tự động. Kết quả cho thấy: Thành phần hoá học của ngọn và lá lạc không thay đổi do phương pháp phơi sấy, nhưng hàm lượng Caroten thay đổi rõ rệt: phơi dưới mái che hàm lượng Caroten ít hao hụt nhất và giá thành rẻ nhất (1,275đ). | Phạm Thị Hiền Lương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 31 - 35 ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN ĐẾN THÀNH PHẦN VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA BỘT LÁ LẠC Phạm Thị Hiền Lương, Nguyễn Văn Đích Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm được thực hiện tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Xác định thành phần hoá học tại Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên. Phơi, sấy ngọn và lá lạc tươi bằng 4 phương pháp: Phơi nắng trực tiếp, phơi dưới mái che, sấy thủ công và sấy bán tự động. Kết quả cho thấy: Thành phần hoá học của ngọn và lá lạc không thay đổi do phương pháp phơi sấy, nhưng hàm lượng Caroten thay đổi rõ rệt: phơi dưới mái che hàm lượng Caroten ít hao hụt nhất và giá thành rẻ nhất (1,275đ). Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của bột lá lạc trung bình là: 93,79% VCK; 14,64% protein thô; 1,86% lipid thô; 15,77% xơ thô; 8,73% khoáng tổng số; 52,30 % DXKD; 1295,18Kcal ME/kg (tính cho gà) và 46,56 - 54,59mg Caroten/kg. Từ khoá: Bột lá lạc, phương pháp chế biến, thành phần hoá học, Caroten. ∗ ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nhiều nước có ngành chăn nuôi phát triển, việc sản xuất bột cỏ, bột lá và phối hợp chúng vào thức ăn hỗn hợp của gia súc, gia cầm đã trở thành một ngành công nghiệp chế biến. Bột cỏ không chỉ có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng, khả năng sản xuất của vật nuôi, mà còn góp phần hạ giá thành sản phẩm[1]. Chi phí thức ăn chiếm 60-70% giá thành sản phẩm chăn nuôi, thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm, đến an toàn thực phẩm cho con người và môi trường sinh thái. Mặc dù quan trọng như vậy, nhưng đến nay, các nghiên cứu tìm ra các loại cây thức ăn có tiềm năng để sản xuất bột lá và sử dụng cho chăn nuôi chưa nhiều. Lạc là cây trồng có diện tích và sản lượng lớn ở nước ta. Hàng năm theo ước tính, ngoài củ, sản lượng thân lá lạc đạt khoảng 1,2 – 1,4 triệu tấn [10]. Nhằm khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền, đang bị bỏ phí và làm cơ sở cho việc xây dựng .