Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Câu chuyện “tứ khách” hồi 55 tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử cho ta thấy tập trung nhất, khả cảm nhất bi kịch của sĩ nhân. Đằng sau dòng trần thuật bình đạm ẩn chứa cả một nỗi ngậm ngùi cho bước mạt lộ của kẻ có chữ. Bài viết này vạch một lối đi riêng trong việc cắt nghĩa trở lại chủ đề hồi truyện, qua đó góp phần nhận chân thực chất tư tưởng của tác giả bộ tiểu thuyết. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Thời Tân BẦN CÙNG HÓA TRÍ THỨC VÀ TẦM THƯỜNG HÓA VĂN HÓA - TIẾP CẬN CHỦ ĐỀ NHO LÂM NGOẠI SỬ TỪ HỒI TRUYỆN ÁP CHÓT1 LÊ THỜI TÂN* TÓM TẮT Câu chuyện “tứ khách” hồi 55 tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử cho ta thấy tập trung nhất, khả cảm nhất bi kịch của sĩ nhân. Đằng sau dòng trần thuật bình đạm ẩn chứa cả một nỗi ngậm ngùi cho bước mạt lộ của kẻ có chữ. Bài viết này vạch một lối đi riêng trong việc cắt nghĩa trở lại chủ đề hồi truyện, qua đó góp phần nhận chân thực chất tư tưởng của tác giả bộ tiểu thuyết. Từ khóa: Nho lâm ngoại sử, bi kịch của kẻ sĩ, cắt nghĩa lại chủ đề, tư tưởng tác giả. ABSTRACT Impoverishment of intellectuals and mediocritization of culture – An approach to The Scholars’s theme of from penultimate chapter The story of “the foursome” in Chapter 55 of The Scholars reveals the most collective and emotional tragedy of the successors of culture. Behind the neutral narration hides the pity for the desperate situation of the intellectuals. This article presents a new approach to the reinterpretation of the penultimate chapter’s theme and contributes to the understanding of the author’s genuine thinking. Keywords: The Scholars, intellectual’s tragedy, reinterpretation of theme, author’s genuine thinking. 1. Khởi dẫn - “Tự lực cánh sinh” hay là bước giạt rìa xã hội của “người có chữ” Câu chuyện “tứ khách” hồi 55 Nho lâm ngoại sử (儒林外史 Rulin Whaishi)2 xưa nay vẫn là một trọng điểm trong nghiên cứu chủ đề tiểu thuyết này. Liên quan mật thiết giữa hình tượng tứ khách với chủ đề toàn sách là một điều không thể phủ nhận. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thông qua hồi truyện, tác giả tiểu thuyết đã vạch con đường đi cho sĩ nhân. Theo họ, Ngô Kính Tử như tuồng đang đề xướng cho tư tưởng “thực nghiệp nuôi mình” (Hán ngữ 治生 “trị sinh”). Nhà văn nhìn thấy lối mòn “học nhi ưu tắc nhiệm” (học để làm quan) là quá chật hẹp và muốn .