Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu “Sinh lý bộ máy tiêu hoá” thuộc bộ bài giảng “Sinh lý học ĐH Y Hà Nội” có kết cấu nội dung trình bày về: Phân bố mạch máu, thần kinh ở bộ máy tiêu hoá, tiêu hoá ở miệng và thực quản, tiêu hoá ở dạ dày, tiêu hoá ở ruột non, tiêu hoá ở ruột già, những rối loạn lâm sàng của ống tiêu hoá. tài liệu để nắm được các hiện tượng cơ học ở ống tiêu hoá; tính chất, thành phần, tác dụng và điều hoà bài tiết các dịch ở các đoạn của ống tiêu hoá. | BÀI 11. SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁ Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Mô tả được các hiện tượng cơ học ở ống tiêu hoá. 2. Trình bày được tính chất, thành phần, tác dụng và điều hoà bài tiết các dịch ở các đoạn của ống tiêu hoá. 3. Trình bày sự hấp thu các chất ở các đoạn của ống tiêu hoá. 4. Trình bày được các chức năng của gan. Bộ máy tiêu hoá gồm ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá. Ống tiêu hoá bao gồm miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non (tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng), ruột già (manh màng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng và ống hậu môn). Các tuyến tiêu hoá gồm các tuyến nước bọt, tuyến tụy ngoại tiết và hệ thống mật (gan, ống mật, túi mật). Bộ máy tiêu hoá cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng thiết yếu. Glucid, protein và mỡ trong thức ăn được phân giải thành những phân tử đơn giản. Các phân tử này cùng với nước, các chất điện giải và vitamin được hấp thu qua các tế bào biểu mô của niêm mạc ruột non vào máu hoặc bạch huyết, sau đó được máu đưa đến tất cả các tế bào của cơ thể. Bộ máy tiêu hoá có một số chức năng sau: - Chức năng vận động: Là những vận động cơ học trong hệ thống tiêu hoá chủ yếu do sự co và giãn của các cơ trơn ở thành ống. Vận động đẩy có tác dụng đẩy thức ăn từ miệng xuống hậu môn. Vận động nhào trộn có tác dụng nghiền nát thức ăn thành những hạt nhỏ để dễ dàng được tiêu hoá và hấp thu. Co và giãn trương lực của các cơ thắt chia ống tiêu hoá thành các ngăn và giữ cho thức ăn chỉ đi theo một chiều. - Chức năng bài tiết: Các tế bào của ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá bài tiết các dịch gồm nước, các chất điện giải, chất nhày, enzym và nhiều chất khác vào lòng ống tiêu hoá. Sự bài tiết này vừa có tác dụng tiêu hoá thức ăn vừa có tác dụng bảo vệ ống tiêu hoá. - Chức năng tiêu hoá: Tiêu hoá là sự phân giải thức ăn thành những phân tử đơn giản có thể hấp thu được. Dưới tác dụng của các enzym tiêu hoá, glucid được phân giải thành monosaccarid, protein thành .