Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tìm hiểu quá trình hình thành nên khối tư liệu quý giá này, cùng ngược dòng lịch sử đôi nét về hệ thống quản lý văn bản hành chính hay còn gọi là văn thư lưu trữ của các triều đại phong kiến Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng. Từ đó đi sâu tìm hiểu quá trình hình thành, quản lý châu bản trong hệ thống lưu trữ triều Nguyễn và việc quản lý sử dụng các di sản tư liệu này đến ngày nay. | 3 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (128) . 2016 VĂN HÓA - LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ QUẢN LÝ CHÂU BẢN TRONG HỆ THỐNG LƯU TRỮ TRIỀU NGUYỄN (1802-1945) Nguyễn Thu Hoài* Trong kho tàng di sản văn hóa, đặc biệt là di sản tư liệu của Việt Nam còn lưu giữ được đến ngày nay, khối tài liệu châu bản triều Nguyễn hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tại Hà Nội có giá trị đặc biệt, bởi tính nguyên gốc, độc bản và hàm chứa những tư liệu quý giá của Việt Nam đồng thời góp phần bổ sung những thông tin hữu ích cho lịch sử khu vực và thế giới. Châu bản là các văn bản hành chính hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn từ 1802 đến 1945. Hầu hết hệ thống văn bản này được sản sinh tại Huế nơi đặt chính quyền trung ương và một số do chính quyền các địa phương gởi đến triều đình để trình lên hoàng đế phê duyệt. Sau đó các bản chính được lưu lại tại kho văn thư của Nội Các hình thành nên khối châu bản triều Nguyễn còn lại đến ngày nay. Mặc dù đã bị mất mát khá nhiều qua thời gian và qua những biến thiên của lịch sử nhưng những di sản còn lại này đặc biệt vô giá bởi đây là những bản gốc, duy nhất có bút tích phê duyệt của các hoàng đế triều Nguyễn và cũng là duy nhất của các triều đại phong kiến tại Việt Nam. Bài viết tìm hiểu quá trình hình thành nên khối tư liệu quý giá này, cùng ngược dòng lịch sử đôi nét về hệ thống quản lý văn bản hành chính hay còn gọi là văn thư lưu trữ của các triều đại phong kiến Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng. Từ đó đi sâu tìm hiểu quá trình hình thành, quản lý châu bản trong hệ thống lưu trữ triều Nguyễn và việc quản lý sử dụng các di sản tư liệu này đến ngày nay. 1. Hoạt động lưu trữ trước triều Nguyễn Sau khi giành được độc lập tự chủ, nền văn hóa Hán vẫn tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng và chữ Hán vẫn là thứ văn tự chính thức trong suốt thời kỳ phong kiến dài hơn một nghìn năm của Việt Nam, từ thế kỷ thứ X và chấm dứt vào giữa thế kỷ XX khi mà chữ Quốc ngữ đã chính thức .