Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
MIL-53(Fe) (Material of Instutute Lavoisier) và Ni biến tính MIL-53(Fe) được tổng hợp thành công bằng phương pháp dung nhiệt ở 150o C trong 3 ngày. Cấu trúc vật liệu được đánh giá bằng các phương pháp phân tích nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM) và đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ N2 (BET). Kết quả phân tích XRD cho thấy tinh thể MIL-53(Fe) được hình thành ở cả hai mẫu biến tính và không biến tính. | Khoa học Tự nhiên Nghiên cứu tổng hợp Ni-Doped MIL-53(Fe) và khả năng hấp phụ Rhodamine B trong môi trường nước Bạch Long Giang, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Duy Trình* Viện Kỹ thuật công nghệ cao NTT, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Ngày nhận bài 21/8/2017; ngày chuyển phản biện 23/8/2017; ngày nhận phản biện 20/9/2017; ngày chấp nhận đăng 2/10/2017 Tóm tắt: MIL-53(Fe) (Material of Instutute Lavoisier) và Ni biến tính MIL-53(Fe) được tổng hợp thành công bằng phương pháp dung nhiệt ở 150oC trong 3 ngày. Cấu trúc vật liệu được đánh giá bằng các phương pháp phân tích nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM) và đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ N2 (BET). Kết quả phân tích XRD cho thấy tinh thể MIL-53(Fe) được hình thành ở cả hai mẫu biến tính và không biến tính. Kết quả phân tích SEM chỉ ra rằng, tinh thể mẫu MIL-53(Fe) biến tính và không biến tính với Ni có cấu trúc không đồng nhất với sự có mặt cả các tinh thể hình lục lăng có kích thước lớn và các tinh thể hình bát diện kích thước nhỏ, tuy nhiên mẫu MIL-53(Fe) biến tính có thêm các khe nứt trên bề mặt. Mẫu Ni biến tính MIL-53(Fe) có diện tích bề mặt rộng là 274 m2/g, thể tích lỗ xốp là 271.10-3 cm3/g và đường kính mao quản trung bình là 13 nm. Mẫu biến tính có khả năng hấp phụ Rhodamine B (RhB) lớn hơn so với mẫu không biến tính do diện tích bề mặt riêng và thể tích lỗ xốp lớn hơn. Từ khóa: Khả năng hấp phụ, MIL-53(Fe), Ni biến tính MIL-53(Fe), Rhodamin B. Chỉ số phân loại: 1.4 Mở đầu Vật liệu tinh thể vi mao quản khung hữu cơ kim loại (MOFs) được hình thành do quá trình tự sắp xếp và liên kết giữa các cầu nối hữu cơ (linkers) với các ion kim loại hoặc các cụm tiểu phân kim loại (metal clusters) [1-3]. Trong vật liệu MOFs, các nút kim loại (Cr, Cu, Zn, Al, Ti, V, Fe) và các cầu nối hữu cơ (H2BDC) tạo thành một hệ thống khung mạng không gian ba chiều, liên kết với hầu như toàn bộ các nguyên tử trên bề mặt bên trong, do đó đã tạo nên diện tích bề mặt và thể tích mao quản rất lớn. Trong khoảng 10 .