Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thí nghiệm trên gà đẻ bố mẹ Lương Phượng, gồm có 3 lô, lô đối chứng (ĐC), thí nghiệm 1 (TN1), thí nghiệm 2 (TN2). Khẩu phần (KP) ăn của lô ĐC không có bột lá, còn khẩu phần ăn của TN1 có 6 % bột lá sắn (BLS), của lô TN2 có 6 % bột lá keo giậu (BLKG). Khẩu phần ăn của 3 lô có cùng mức năng lượng trao đổi (2700 kcal/kg thức ăn) và protein (15 % trong thức ăn). | Từ Quang Hiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 173 - 178 ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÁ SẮN VÀ BỘT LÁ KEO GIẬU TRONG KHẨU PHẦN ĂN CÓ CÙNG MỨC NĂNG LƯỢNG, PROTEIN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ ĐẺ BỐ MẸ LƯƠNG PHƯỢNG Từ Quang Hiển1*, Nguyễn Văn Đức2, Nguyễn Thị Mai Trang2, Chu Bá Trung2, Từ Quang Trung3 2 1 Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 3 Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm trên gà đẻ bố mẹ Lương Phượng, gồm có 3 lô, lô đối chứng (ĐC), thí nghiệm 1 (TN1), thí nghiệm 2 (TN2). Khẩu phần (KP) ăn của lô ĐC không có bột lá, còn khẩu phần ăn của TN1 có 6 % bột lá sắn (BLS), của lô TN2 có 6 % bột lá keo giậu (BLKG). Khẩu phần ăn của 3 lô có cùng mức năng lượng trao đổi (2700 kcal/kg thức ăn) và protein (15 % trong thức ăn). Kết quả cho thấy: Khẩu phần có BLS hoặc BLKG đã làm tăng tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, hàm lượng cartenoids và điểm số quat của lòng đỏ, tỷ lệ trứng có phôi, ấp nở, tỷ lệ gà con loại I/trứng ấp so với đối chứng với sự sai khác rõ rệt (p 0,05). Điều đó chứng tỏ sử dụng BLS hay BLKG bổ sung vào thức ăn cho gà đẻ bố mẹ đều có kết quả như nhau. Từ khóa: bột lá, cùng mức, thang điểm quạt. MỞ ĐẦU* Bột lá sắn (BLS) và bột lá keo giậu (BLKG) đều giàu protein và đặc biệt là giàu sắc tố. Hàm lượng caroten trong vật chất khô (VCK) của BLS từ 476 – 625 mg/kg (Trần Thị Hoan 2012); còn của BLKG từ 227 – 248 mg/kg VCK (dẫn theo Từ Quang Hiển và CS, 2008). Sắc tố làm tăng độ đậm màu của lòng đỏ trứng gà, độ vàng của da gà. Gà mái sinh sản ăn khẩu phần (KP) có ngô (vàng, đỏ) mà không bổ sung sắc tố hoặc bột lá thì màu lòng đỏ chỉ đạt 5 – 7 điểm theo thang điểm quạt của Roche (1988), nhưng nếu bổ sung sắc tố thương phẩm hoặc bột lá thì có thể đạt trên 10 điểm, màu của lòng đỏ đạt ở mức điểm này có thể đáp ứng được thị hiếu của hầu hết người tiêu dùng trong đó có cả những người đòi hỏi lòng đỏ trứng có độ đậm màu cao. Bên cạnh ảnh hưởng đến màu sắc lòng đỏ trứng, sắc tố còn có tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu