Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Dựa trên tính ưu việt của phương pháp Delphi trong việc tìm kiếm ý kiến đồng thuận về một vấn đề hoặc xây dựng mô hình, nghiên cứu này đã sử dụng Delphi để khảo sát với 85 chuyên gia du lịch lữ hành trong cả nước. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được khung nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch với 3 nhóm biến thuộc tính được cụ thể hóa qua 15 biến tổng hợp và 71 biến chi tiết. Đồng thời cung cấp trường hợp điển hình về sử dụng phương pháp Delphi để giải quyết một cách khoa học và khách quan một vấn đề nghiên cứu cụ thể. | Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1205 Tập 126, Số 5A, 2017, Tr. 193–205 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DELPHI TRONG XÂY DỰNG KHUNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH Lê Thị Ngọc Anh* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam Tóm tắt: “Năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến tạo ra và tích hợp các sản phẩm có giá trị gia tăng, bảo tồn được tài nguyên đồng thời duy trì được vị thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác”. Trong khi khái niệm về năng lực cạnh tranh điểm đến được đề cập khá thống nhất trong hầu hết các nghiên cứu liên quan thì vấn đề xác định khung nghiên cứu và hệ thống các biến số đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến lại vẫn còn khá nhiều khác biệt. Dựa trên tính ưu việt của phương pháp Delphi trong việc tìm kiếm ý kiến đồng thuận về một vấn đề hoặc xây dựng mô hình, nghiên cứu này đã sử dụng Delphi để khảo sát với 85 chuyên gia du lịch lữ hành trong cả nước. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được khung nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch với 3 nhóm biến thuộc tính được cụ thể hóa qua 15 biến tổng hợp và 71 biến chi tiết. Đồng thời cung cấp trường hợp điển hình về sử dụng phương pháp Delphi để giải quyết một cách khoa học và khách quan một vấn đề nghiên cứu cụ thể. Từ khóa: năng lực cạnh tranh, điểm đến du lịch, phương pháp Delphi, chuyên gia 1 Đặt vấn đề Phương pháp Delphi (Delphi method or Delphi technique) đề xuất bởi Dalkey và Helma (1963) và đang được sử dụng rộng rãi như là phương pháp hiệu quả để có được ý kiến đồng thuận từ các chuyên gia về giải quyết một vấn đề nào đó hoặc xây dựng mô hình. Phương pháp Delphi được thực hiện dựa trên tiến trình giao tiếp nhóm để tập trung phân tích, thảo luận đánh giá một vấn đề cụ thể. Như Miller (2006) chỉ rõ nếu các cuộc điều tra nhằm xác định ‘thực tế là gì’ (‘What is’) thì kỹ thuật Delphi lại nhằm để giải quyết vấn đề ‘có thể hoặc nên là gì’ (what could/should be). Tuy nhiên, trên thực tế việc vận dụng kỹ .