Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích của nghiên cứu này là căn cứ vào mô hình lý thuyết tiến trình phát triển khu nghỉ dưỡng biển của Russell Arthur Smith để xác định giai đoạn phát triển của các khu nghỉ dưỡng biển ở Lăng Cô – Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính thông qua phân tích các tài liệu kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu. Kết quả cho thấy mô hình các khu nghỉ dưỡng ven biển Lăng Cô đang ở trong giai đoạn “Xây dựng khu vực nghỉ dưỡng” và tiền giai đoạn “Xây dựng khu vực kinh doanh”. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 Tập 126, Số 5D, 2017, Tr. 189–203; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v126i5D.4498 ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN KHU NGHỈ DƯỠNG BIỂN LĂNG CÔ – THỪA THIÊN HUẾ Bạch Thị Thu Hà*, Trương Thị Thu Hà Khoa Du lịch, Đại học Huế, 22 Lâm Hoằng, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của du lịch biển, các khu nghỉ dưỡng ven biển cũng đang được đầu tư và mở rộng một cách mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên, nếu như sự phát triển này diễn ra quá ồ ạt thì sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề đối với xã hội. Mục đích của nghiên cứu này là căn cứ vào mô hình lý thuyết tiến trình phát triển khu nghỉ dưỡng biển của Russell Arthur Smith để xác định giai đoạn phát triển của các khu nghỉ dưỡng biển ở Lăng Cô – Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính thông qua phân tích các tài liệu kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu. Kết quả cho thấy mô hình các khu nghỉ dưỡng ven biển Lăng Cô đang ở trong giai đoạn “Xây dựng khu vực nghỉ dưỡng” và tiền giai đoạn “Xây dựng khu vực kinh doanh”. Việc phát triển các khu nghỉ dưỡng biển đã gây ra những tác động tích cực và tiêu cực đến kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường của địa phương. Đây sẽ là cơ sở cho các cấp quản lý xây dựng các giải pháp và chiến lược thích hợp nhằm định hướng mô hình các khu nghỉ dưỡng biển ở Lăng Cô theo hướng phát triển bền vững. Từ khóa: khu nghỉ dưỡng biển, du lịch biển, Lăng Cô, Thừa Thiên Huế 1 Đặt vấn đề Hiện nay, du lịch biển đang là một trong những loại hình phát triển nhanh và phổ biến nhất đối với toàn ngành du lịch trên thế giới (Miller và Ayoung, 1991; Orams, 1999; Hall và Page, 2006) nói chung và Việt Nam nói riêng, nơi mà du lịch biển đảo hiện đang chiếm khoảng 70 % hoạt động của ngành du lịch. Cùng với sự phát triển của du lịch biển, hàng loạt các khu nghỉ dưỡng biển đã và đang được đầu tư và phát triển nhanh chóng. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các khu nghỉ dưỡng biển đã và đang phát triển