Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương: chương 1-Cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung cấp chuyên nghiệp; chương 2-Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Thăng Long; chương 3-Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Thăng Long. | 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỖ THỊ HÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT - NGHIỆP VỤ THĂNG LONG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Đà Nẵng, Năm 2012 2 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phùng Đình Mẫn Phản biện 1: PGS.TS. Lê Quang Sơn Phản biện 2: TS. Nguyễn Sĩ Thƣ Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Giáo dục học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 12 năm 2012 Có thể tìm luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ mục tiêu: “ Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại ”, và “ con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt”. Trường Trung cấp Kỹ thuật-Nghiệp vụ Thăng Long là cơ sở đào tạo học sinh các chuyên ngành Du lịch, Kế toán và Tin học; cung cấp nguồn nhân lực cho các tỉnh miền Trung và Tây nguyên. Với mục tiêu của nhà trường là đào tạo lực lượng lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, công tác đào tạo của trường nói chung và hoạt động dạy học nói riêng còn bộc lộ nhiều “ bất cập”. Công tác quản lý việc thực hiện nề nếp dạy học của giáo viên, học tập của học sinh chưa có chiều sâu, đôi khi còn lỏng lẻo; điều kiện cơ sở vật chất còn bất cập, hạn chế. Đây là một vấn đề hết sức cấp thiết với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của nhà trường, với mục tiêu đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của .