Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả hóa xạ trị tiền phẫu trong điều trị (ĐT) ung thư trực tràng (UTTT) giai đoạn xâm lấn, đồng thời nhận xét một số tác dụng không mong muốn và độc tính của phương pháp ĐT này. Nghiên cứu được thực hiện trên 31 bệnh nhân (BN) UTTT thấp giai đoạn T3, T4. Kết quả cho thấy, tỷ lệ đáp ứng toàn bộ trên mô bệnh học là 90,3%, đáp ứng hoàn toàn là 6,5%, tỷ lệ phẫu thuật triệt căn 80,7% trong đó 12,9% phẫu thuật bảo tồn cơ thắt. | Khoa học Y - Dược Đánh giá kết quả hóa xạ trị tiền phẫu trong ung thư trực tràng giai đoạn xâm lấn Nguyễn Văn Hiếu1*, Lê Văn Quảng1, Bùi Công Toàn2, Lê Quốc Tuấn3 Bộ môn Ung thư, Trường Đại học Y Hà Nội 2 Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng 3 Bệnh viện K 1 Ngày nhận bài 8/9/2017; ngày chuyển phản biện 14/9/2017; ngày nhận phản biện 18/10/2017; ngày chấp nhận đăng 2/11/2017 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả hóa xạ trị tiền phẫu trong điều trị (ĐT) ung thư trực tràng (UTTT) giai đoạn xâm lấn, đồng thời nhận xét một số tác dụng không mong muốn và độc tính của phương pháp ĐT này. Nghiên cứu được thực hiện trên 31 bệnh nhân (BN) UTTT thấp giai đoạn T3, T4. Kết quả cho thấy, tỷ lệ đáp ứng toàn bộ trên mô bệnh học là 90,3%, đáp ứng hoàn toàn là 6,5%, tỷ lệ phẫu thuật triệt căn 80,7% trong đó 12,9% phẫu thuật bảo tồn cơ thắt. Thời gian sống thêm không bệnh 3 năm là 78,1%. Các tác dụng phụ trên hệ huyết học đều độ 1, 2; các tác dụng phụ khác ít gặp. Qua nghiên cứu có thể kết luận, hóa xạ trị tiền phẫu có tỷ lệ đáp ứng cao, cải thiện đáng kể tỷ lệ phẫu thuật triệt căn và phẫu thuật bảo tồn cơ thắt hậu môn. Phương pháp hóa xạ trị đồng thời an toàn, ít độc tính, tác dụng phụ ở mức thấp. Từ khóa: Hóa xạ trị tiền phẫu, ung thư trực tràng xâm lấn. Chỉ số phân loại: 3.2 Đặt vấn đề Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng vị trí thứ 6 trong các bệnh ung thư với tỷ lệ mắc là 9,2/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 5,0/100.000 dân [1]. Hiện nay, tỷ lệ BN UTTT thấp đến bệnh viện ở giai đoạn muộn khi tổn thương đã xâm lấn tổ chức xung quanh còn cao nên tỷ lệ các BN được ĐT phẫu thuật triệt căn và phẫu thuật bảo tồn cơ tròn hậu môn còn thấp. Trong vài năm gần đây, một số cơ sở y tế ĐT nhóm BN này bằng hóa xạ trị tiền phẫu với Capecitabine cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu trong nước về vấn đề này, do vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiệu quả của hóa xạ trị tiền phẫu trong ĐT UTTT giai đoạn xâm lấn” với 2 mục tiêu: