Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi đói nghèo và chậm phát triển. Công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn thì không thể không kể đến vai trò của các nguồn viện trợ đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này, các nhà viện trợ tiêu biểu là Nhật Bản, Mỹ, Canada, Anh, Pháp Trong đó, Nhật Bản được xem là nước viện trợ phát triển chính thức lớn nhất cho Việt Nam. Nhật Bản cũng như các nước viện trợ khác khi viện trợ ODA đều muốn giúp Việt Nam phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh sự giống nhau thì ODA của Nhật Bản cũng có sự khác biệt so với các nước khác về thứ bậc, các khoản cho vay, điều kiện cho vay và các ngành mà ODA đầu tư. | Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 11 - 15 SO SÁNH VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA NHẬT BẢN VỚI ODA CỦA MỘT SỐ ĐỐI TÁC KHÁC TẠI VIỆT NAM Bùi Thị Kim Thu* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi đói nghèo và chậm phát triển. Công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn thì không thể không kể đến vai trò của các nguồn viện trợ đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này, các nhà viện trợ tiêu biểu là Nhật Bản, Mỹ, Canada, Anh, Pháp Trong đó, Nhật Bản được xem là nước viện trợ phát triển chính thức lớn nhất cho Việt Nam. Nhật Bản cũng như các nước viện trợ khác khi viện trợ ODA đều muốn giúp Việt Nam phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh sự giống nhau thì ODA của Nhật Bản cũng có sự khác biệt so với các nước khác về thứ bậc, các khoản cho vay, điều kiện cho vay và các ngành mà ODA đầu tư. Từ khóa: Viện trợ phát triển chính thức (ODA), Nhật Bản, Việt Nam, kinh tế, xã hội Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance (ODA)) là một hình thức đầu tư nước ngoài. Nó được gọi là viện trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài, đôi khi còn gọi là hỗ trợ, gọi là phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư, gọi là chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay* Theo định nghĩa của Nhật Bản, một loại viện trợ muốn là ODA phải đủ 3 yếu tố: (1) Do chính phủ hoặc cơ quan thực hiện của chính phủ, (2) có mục đích góp phần tái thiết kinh tế hoặc nâng cao phúc lợi cho các nước nhận viện trợ, (3) tính ưu đãi phải trên 25% [5]. Hầu hết các nhà tài trợ song phương và đa phương cho Việt Nam đều chỉ bắt đầu hoặc khởi động lại những chương trình viện trợ của mình vào đầu thập kỷ 90 thế kỉ XX và đang trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Nhật Bản cũng không ngoại lệ, mặc dù cuối thập niên