Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề kiểm tra HK 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2012 - THPT Chuyên Lê Quý Đôn nhằm giúp học sinh ôn tập và củng cố lại kiến thức, đồng thời nó cũng giúp học sinh làm quen với cách ra đề và làm bài thi dạng trắc nghiệm. | SỞ GD-ĐT NINH THUẬN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Vật lý 10 (Chương trình Chuẩn) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề kiểm tra có 2 mặt giấy) ĐỀ 1 I. PHẦN CHUNG: Dành cho tất cả thí sinh Câu 1 (2,5 điểm) a. Sự nở dài: Phát biểu định nghĩa, viết biểu thức độ nở dài. Nêu tên và đơn vị các đại lượng trong biểu thức. b. Một lá đồng hình chữ nhật ở 0oC có kích thước 40cm và 30cm. Người ta nung lá đồng đến nhiệt độ 1000C. Biết hệ số nở dài của đồng là 17.10-6 K-1. Tính đường chéo lá đồng sau khi nung. Câu 2 (2,5 điểm) Một khối khí lý tưởng ở trạng thái 1 được xác định bởi các thông số p1 = 1 atm, V1 = 4lít, t1=270C. Đầu tiên cho khối khí biến đổi đẳng áp tới trạng thái 2 có T2 = 600K. Sau đó biến đổi đẳng nhiệt tới trạng thái 3 có p3 = 4 atm thì ngừng. a. Xác định thể tích V2, V3. b. Biểu diễn các quá trình biến đổi trong hệ tọa độ (p,V). Câu 3 (1,0 điểm) Phát biểu và viết biểu thức nguyên lí thứ nhất của Nhiệt động lực học. Nêu quy ước dấu của các đại lượng trong biểu thức. II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm một phần riêng theo chương trình đó. A. Theo chương trình Chuẩn không có chủ đề Tự chọn: 10V, 10TA. Câu 4 (4,0 điểm) Một vật đang chuyển động đều trên mặt phẳng ngang với vận tốc 10 m/s. Đến điểm A, vật lên dốc AB cao 4,55 m, hợp với phương ngang một góc 30o. Lấy g = 10 m/s2. 1. Bỏ qua ma sát: a. Tính vận tốc của vật tại đỉnh dốc. b. Tìm vị trí trên dốc mà vật có động năng bằng thế năng. Tính vận tốc của vật tại vị trí này. 1 2. Trong thực tế, hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là µ = . Vật có lên hết 5 3 dốc không? Tại sao? B. Theo chương trình Chuẩn có chủ đề Tự chọn: 10H, 10T. Câu 4 (4,0 điểm) Trên mặt phẳng nằm ngang AB có vật m2 = 500g đứng yên. 1.Vật m1 = m2 đang chuyển động với vận tốc v1 = 5m/s thì va chạm đàn hồi vào vật m2. Sau va chạm vật m1 dừng lại, vật m2 xuống dốc BC cao 1,2 m. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua ma sát trên AB và BC. a. Tính vận tốc của vật .