Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nối tiếp phần 1, phần 2 ebook "Nguồn gốc khủng hoảng tài chính" do NXB Lao động xã hội ấn hành gồm các nội dung: Các thống đốc (ngân hàng trung ương), Minsky gặp gỡ Mandelbrot, đối mặt với ảo tưởng về thị trường hiệu quả,. chi tiết nội dung tài liệu. | 6 CÁC THỐNG ĐỐC(1) (NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG) 6.1. Cây Cầu Lắc Năm 2000, London khánh thành một cây cầu bắc qua sông Thames dành cho người đi bộ. Tuy tên chính thức của nó là Cầu Thiên Niên Kỷ, nhưng chẳng bao lâu sau nó đã có biệt danh là “Cầu Lắc” bởi vì cây cầu này thường chao qua chao lại theo bước chân của những người bộ hành. Thực ra, đây là một dạng cầu treo, được thiết kế để có thể dễ dàng uốn cong; nhưng những người làm ra nó cũng không lường trước được khả năng nó sẽ đong đưa theo nhịp bước chân. Phản ứng này là một hình thức của một hệ thống tự nhiên (được tạo ra bởi quá trình phản hồi tích cực) giữa chuyển động của cây cầu và nhịp chân của khách bộ hành. Cây cầu phản ứng lại với chuyển động của khách bộ hành, và khách bộ hành phản ứng lại với chuyển động của cây cầu. Đây là một sự phối hợp nhịp nhàng giữa bước chân của khách bộ hành và sự lắc lư của cây cầu. Khi cây cầu đong đưa, khách bộ hành buộc phải bước từ bên này sang bên kia để hòa nhịp với chuyển động đó, và điều này đã khiến cho cây cầu đong đưa càng mạnh hơn. Về mặt lý thuyết, khi khách bộ hành bước đi, chuyển động của họ đủ để tạo ra lực cộng hưởng khiến cây cầu biến mất. Nhưng trên thực tế, do có thêm hệ thống chống rung gắn trên cầu (có chức năng tương tự như bộ giảm sóc của ô tô) đã lấy đi một phần năng lượng cộng hưởng tại mỗi chu kỳ rung lắc, nhờ vậy chuyển động được kìm giữ ở mức độ vừa phải, không đủ sức phá hủy cây cầu. 6.2. Nền kinh tế lắc Các quá trình phản hồi tích cực miêu tả ở Chương 3 và 4 kết hợp với các quá trình ở Chương 5 sẽ tạo ra hệ thống tự nguyện trong các thị trường tín dụng: hành động của người đi vay tác động tới hoạt động kinh tế, và hoạt động kinh tế tác động đến hành động của người đi vay. Sự tác động này có xu hướng thúc đẩy các làn sóng vay mượn - tiết kiệm đồng bộ. Nếu không kiểm soát, các làn sóng này có thể phát triển tự do và chuyển thành những chu kỳ bùng phát - vỡ vụn tự hủy diệt. Vai trò của những nhà hoạch định chính sách (tức các chính phủ với chính sách .