Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài “Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường tại trường THPT Chu Văn An” làm sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn ứng dụng những kiến thức đã học ở trường Cán bộ Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh vào tình hình thực tiễn của cơ quan, góp phần vun trồng và xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, tích cực. | Thầy A dạy Toán nổi tiếng là người nghiêm khắc và khó tính, giữa học kỳ được phân vào dạy thay cô M nghỉ hộ sản ở lớp 12A5, một lớp có nhiều học sinh học yếu. Được một tháng thì Ban giám hiệu nhận được đơn kiến nghị của lớp xin đổi giáo viên bộ môn. Trong đơn nói rằng thầy A vào lớp rất ít dạy dỗ, mà phần lớn thời gian kiểm tra xem học trò có làm bài ở nhà không rồi lấy đó làm cái cớ để la mắng các em cho đến hết tiết. Giáo viên A giải thích là vì học sinh lười học nên phải nghiêm khắc để các em tiến bộ, trước đây học sinh quen với việc cô M dễ tính nên giờ phản ứng với thầy như vậy. Ban giám hiệu ghi nhận, tìm hiểu sự việc rồi tiến hành hoà giải giữa thầy và trò, giải thích để học sinh hiểu thầy hơn, động viên giáo viên dùng phương pháp mềm dẻo để kích thích học sinh học tập. Mọi việc tạm lắng xuống. Đến hết học kỳ 1, lớp 12A5 có 2 học sinh bỏ học, BGH yêu cầu giáo viên chủ nhiệm (GVCN) tìm hiểu lý do, động viên các em đi học lại. GVCN báo cáo lại là do lực học quá yếu nên các em chán học, bỏ học đi làm. Cô giáo cũng cho biết là trong số đó có học sinh T tâm sự với cô là em không muốn trở lại trường học nữa, vì mỗi lần tới tiết Toán của thầy A là em bị ức chế, em cảm thấy thầy có ác cảm với mình, em học yếu môn Toán, thường xuyên bị thầy kiểm tra rồi la mắng, tiết nào thầy cũng kêu lên bảng làm bài, e không làm được bị thầy phê bình nặng lời rồi các bạn trong lớp cũng bị vạ lây. Việc lớp xin đổi giáo viên không được chấp thuận khiến các em cảm thấy nặng nề hơn, vì sau đó thầy vẫn không thay đổi thái độ với lớp mà còn có phần ác cảm với lớp hơn.