Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày nghiên cứu sự phát triển năng lực hợp tác thông qua dạy học dự án. Dự án dạy học, thang đo, bộ công cụ và dự án dạy học hóa học hữu cơ sau khi thiết kế được sử dụng để phát triển và đánh giá năng lực hợp tác của học sinh. | PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN ĐỒNG CHÂU THỦY 1,*, PHẠM THỊ BẢO CHÂU 2 1 Đại học Quốc tế Miền Đông 2 Học viên Cao học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh * Email: thuypdc@gmail.com Tóm tắt: Bài báo này trình bày nghiên cứu sự phát triển năng lực hợp tác thông qua dạy học dự án. Dự án dạy học, thang đo, bộ công cụ và dự án dạy học hóa học Hữu cơ sau khi thiết kế được sử dụng để phát triển và đánh giá năng lực hợp tác của học sinh. Từ khóa: năng lực hợp tác, phát triển năng lực hợp tác, phát triển năng lực, dạy học dự án. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, sự bùng nổ mạnh mẽ của thông tin cùng với yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá, giáo viên không thể dạy học theo cách truyền thụ - nhồi nhét kiến thức như trước. Mặt khác, theo UNESCO, mục đích học tập là "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Vì vậy trong quá trình dạy học, giáo viên cần sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học và đa dạng đánh giá để tạo điều kiện cho học sinh phát triển được các phẩm chất, năng lực theo yêu cầu mục tiêu giáo dục phổ thông [1]. Năng lực hợp tác (NLHT) là một năng lực rất cần thiết để chúng ta có thể sống hòa nhập và thích nghi tốt với sự phát triển không ngừng của xã hội. Vì vậy, giáo dục trong Nhà trường phổ thông cần chú trọng phát triển năng lực này cho học sinh. Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, sự đổi mới về phương pháp dạy học rất được chú trọng. Trong đó, dạy học dự án (DHDA), theo một số tác giả trong và ngoài nước 4 , [5], [6], là một trong những phương pháp dạy học quan trọng; khuyến khích học sinh bước đầu biết gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội; phát triển nhiều năng lực cho học sinh, đặc biệt là khả năng cộng tác làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Từ những lí do và thực tiễn như trên, chúng tôi thấy rằng NLHT có tầm quan trọng không hề nhỏ đối với học sinh và việc sử dụng phương pháp DHDA để phát triển NLHT cho học sinh là điều